Khi kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước là kiểm toán những nội dung công việc gì? Việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước thực hiện như thế nào?
Khi kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước là kiểm toán những nội dung công việc gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ.
1. Kiểm toán hoạt động
- Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn..., lợi thế kinh doanh...)... của doanh nghiệp;
- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.
- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Kiểm toán tính tuân thủ
- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp , chính sách, chế độ tài chính, kế toán; chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc;
- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đến lưu trữ tài liệu kế toán...;
3- Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
- Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị trước khi (Tổng) Giám đốc ký duyệt và công bố;
- Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị; đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.
Như vậy, nội dung công việc của kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước gồm:
- Kiểm toán hoạt động;
- Kiểm toán tính tuân thủ;
- Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
Cho tiết từng nội dung công việc được quy định cụ thể trên.
Kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ
...
3. Thực hiện việc kiểm toán
- Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ phải xem xét, thu thập và đánh giá đủ các bằng chứng cần thiết có liên quan, kể cả các chứng cứ bên ngoài doanh nghiệp...;
- Xem xét, đánh giá và việc thực hiện các chính sách, quy định trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
- Đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận đối với từng loại nghiệp vụ, từng hoạt động kinh tế. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện phân tích, khảo sát các khoản mục chính, khảo sát bổ sung các chi tiết; xem xét các sự kiện tiếp sau, đánh giá kết quả cuộc kiểm toán.
- Các bước tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán phải theo đúng quy trình của một cuộc kiểm toán và các bước tiến hành kiểm toán phải được ghi nhận trên tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
...
Theo đó, việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước thực hiện như sau:
- Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ phải xem xét, thu thập và đánh giá đủ các bằng chứng cần thiết có liên quan, kể cả các chứng cứ bên ngoài doanh nghiệp...;
- Xem xét, đánh giá và việc thực hiện các chính sách, quy định trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
- Đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận đối với từng loại nghiệp vụ, từng hoạt động kinh tế. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện phân tích, khảo sát các khoản mục chính, khảo sát bổ sung các chi tiết; xem xét các sự kiện tiếp sau, đánh giá kết quả cuộc kiểm toán.
- Các bước tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán phải theo đúng quy trình của một cuộc kiểm toán và các bước tiến hành kiểm toán phải được ghi nhận trên tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Việc lựa chọn phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ
Tuỳ theo tính chất của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp với mục tiêu và yêu cầu kiểm toán. Thủ tục và phương pháp kiểm toán được lựa chọn và áp dụng gồm quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh, xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ, luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng; tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy vi tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác định nguyên nhân và mức độ liên quan của từng nguyên nhân; dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng; và các bước kiểm tra, đánh giá khác mà kiểm toán viên xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, tuỳ theo tính chất của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp với mục tiêu và yêu cầu kiểm toán.
Thủ tục và phương pháp kiểm toán được lựa chọn và áp dụng gồm:
- Quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh, xem xét;
- Đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ, luật lệ;
- Thu thập và đánh giá các bằng chứng;
- Tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy vi tính;
- Tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác định nguyên nhân và mức độ liên quan của từng nguyên nhân;
- Dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng và các bước kiểm tra, đánh giá khác mà kiểm toán viên xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.