Khi khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân thì người khiếu nại có quyền gì?
Có thể khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân không?
Tại Điều 29 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định các quyết định của Tòa án nhân dân có thể bị khiếu nạn, kiến nghị, kháng nghị như sau:
Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
1. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
4. Quyết định về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Và tại Điều 30 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân như sau:
Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Cơ quan đề nghị có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
Như vậy đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân thì anh là cha của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thể khiếu nại quyết định này, nếu anh cho rằng quyết định đó của Tòa án trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc con mình.
Có được khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân là bao lâu?
Tại Điều 31 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về thời hạn khiếu nại như sau:
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị của cơ quan đề nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Theo đó thì thời hạn khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân đối với trường hợp anh là cha của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì có thể khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Thủ tục khiếu nại anh thực hiện theo Điều 32 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 như sau:
Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Người khiếu nại phải gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.
2. Cơ quan đề nghị kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ kiến nghị, kháng nghị gửi đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Khi khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân thì người khiếu nại có quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định quyền của người khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.