Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm những việc gì?
- Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám có thời hạn lưu trữ là bao lâu?
- Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm những việc gì?
- Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám có được thực qua đường bưu chính không?
Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám có thời hạn lưu trữ là bao lâu?
Căn cứ theo tiểu mục 9 Mục II Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
II. Giám định tại phòng khám
...
9. Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ giám định:
Theo quy định tại điểm 12 khoản I phần B Quy trình này.
...
Và căn cứ theo tiết b tiểu mục 12 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
12. Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ
a) Lập hồ sơ giám định:
Ngoài các tài liệu theo quy định tại điểm 3 hoặc điểm 4 khoản III phần A Quy trình này, hồ sơ giám định còn có các tài liệu kèm theo (các bút lục sử dụng trong quá trình giám định pháp y tâm thần):
- Biên bản bàn giao tài liệu và biên bản giao, nhận đối tượng giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình giám định, bao gồm: Bệnh án theo dõi giám định; Biên bản giám định pháp y tâm thần;
- Kết luận giám định;
- Ảnh đối tượng giám định;
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).
b) Hồ sơ giám định pháp y tâm thần do Tổ chức pháp y tâm thần lưu trữ. Thời gian lưu trữ hồ sơ giám định là vĩnh viễn, theo quy định tại Thông tư số 53/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế.
...
Như vậy hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám sẽ do Tổ chức pháp y tâm thần lưu trữ và thời gian lưu trữ hồ sơ giám định là vĩnh viễn.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm những việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 10 Mục II Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
II. Giám định tại phòng khám
...
10. Kết thúc giám định:
Theo quy định tại điểm 13 khoản I phần B Quy trình này.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 13 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
13. Kết thúc giám định:
a) Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định theo mẫu số 3 hoặc mẫu số 5 Phụ lục 2, hoặc mẫu số 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này tùy theo từng loại đối tượng giám định (đối tượng giám định có lệnh tạm giam hoặc không có lệnh tạm giam);
b) Trả kết luận giám định: Tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận) hoặc trả gián tiếp theo đường bưu điện, có dấu xác nhận của bưu điện (thư bảo đảm).
...
Như vậy khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm những việc sau:
- Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định;
- Trả kết luận giám định: Tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận) hoặc trả gián tiếp theo đường bưu điện, có dấu xác nhận của bưu điện (thư bảo đảm).
Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám có được thực qua đường bưu chính không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
3. Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám có thể thực hiện qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu.
Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.