Khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau không?
- Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị thâm hụt khi nào?
- Khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau không?
- Mẫu kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị thâm hụt khi nào?
Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
1. Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính:
a) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm đạt thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả dương (+);
b) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm bị thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả âm (-).
2. Khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
c) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
...
Như vậy, theo quy định, kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả âm (-).
Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị thâm hụt khi nào? (Hình từ Internet)
Khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau không?
Trường hợp kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
...
Ngân hàng Phát triển xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
e) Trường hợp chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định thì Ngân hàng Phát triển được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
g) Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
3. Khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 05 năm. Trường hợp sau 05 năm nếu Ngân hàng Phát triển không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định, khi kết quả tài chính trong năm bị thâm hụt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 05 năm.
Lưu ý: Trường hợp sau 05 năm nếu Ngân hàng Phát triển không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí thì Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mẫu kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Mẫu kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 128/2021/TT-BTC như sau:
Nội dung kế hoạch tài chính của Ngân hàng Phát triển
Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, bao gồm:
1. Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;
2. Kế hoạch cấp bù lãi suất và phí quản lý theo Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
3. Kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, hiện đại hóa tài sản theo Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
5. Kế hoạch lao động, tiền lương theo Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
6. Kế hoạch cấp hỗ trợ sau đầu tư theo Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Như vậy, mẫu kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 128/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.