Khi hàu mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia thì sẽ có triệu chứng lâm sàng để nhận biết hay không?
Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia ostreae ở hàu là bệnh như thế nào?
Tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu có quy định như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
2.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1.1
Bệnh do Bonamia (Bonamiasis)
Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia sp. gây ra ở hàu; Bonamia ký sinh trong tế bào máu của hàu, gây rối loạn chức năng tế bào và gây chết hàu.
CHÚ THÍCH: Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa là hai loài phổ biến của giống Bonamia gây bệnh ở hàu.
...
Từ tiêu chuẩn nêu trên thì bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae ở hàu là bệnh gây rối loạn chức năng tế bào và gây chết hàu do Bonamia ký sinh trong tế bào máu của hàu gây nên.
Giống Bonamia gây bệnh ở hàu có 02 loài phổ biến là Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa.
Khi hàu mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia thì sẽ có triệu chứng lâm sàng để nhận biết hay không? (Hình từ Internet)
Khi hàu mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia thì sẽ có triệu chứng lâm sàng để nhận biết hay không?
Triệu chứng lâm sàng khi hàu mắc bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae gây ra được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh thường không thể hiện dấu hiệu lâm sàng. Hàu có biểu hiện sinh trưởng phát triển chậm. Khi cường độ nhiễm Bonamia ở mức cao, hàu mở vỏ và chết.
5.3 Bệnh tích
- Hàu gầy, thịt mỏng nhiều nước, tim to, co màng áo;
- Tuyến tiêu hóa nhợt màu, đôi khi có tổn thương tạo thành áp xe;
- Trong một số trường hợp, hàu bị nhiễm Bonamia xuất hiện màu sắc nhợt ngả vàng trên mang và màng áo.
- Quan sát mô học dưới kính hiển vi quang học cho thấy sự xâm nhập các tế bào máu tại các mô liên kết bị tổn thương như mang, màng áo, dạ dày, tuyến ruột. Có thể quan sát thấy ký sinh trùng trong các tế bào máu, hoặc tại các mô liên kết có kích thước rất nhỏ từ 2 μm đến 5 μm hình cầu hoặc hình ovan.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì khi mắc bệnh truyền nhiễm do sinh trùng Bonamia ostreae gây ra thì hàu sẽ không có triệu chứng lâm sàng để có thể phát hiện kiệp thời.
Tuy nhiên, trong gia đoạn mắc bệnh hàu sẽ có biểu hiện sinh trưởng phát triển chậm. Khi cường độ nhiễm Bonamia ở mức cao, hàu mở vỏ và chết.
Người nuôi có thể nhận biết hàu bị mắc bệnh truyền nhiễm do sinh trùng Bonamia ostreae gây ra thông qua một sối dấu hiệu bệnh tích như:
- Hàu gầy, thịt mỏng nhiều nước, tim to, co màng áo;
- Tuyến tiêu hóa nhợt màu, đôi khi có tổn thương tạo thành áp xe;
- Trong một số trường hợp, hàu bị nhiễm Bonamia xuất hiện màu sắc nhợt ngả vàng trên mang và màng áo.
- Quan sát mô học dưới kính hiển vi quang học cho thấy sự xâm nhập các tế bào máu tại các mô liên kết bị tổn thương như mang, màng áo, dạ dày, tuyến ruột.
Có thể quan sát thấy ký sinh trùng trong các tế bào máu, hoặc tại các mô liên kết có kích thước rất nhỏ từ 2 μm đến 5 μm hình cầu hoặc hình ovan.
Tỷ lệ hàu chết khi mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia gây nên là bao nhiêu phần trăm?
Vấn đề dịch tễ học đối với bệnh bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia quy định tại 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-25:2022 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 25: Bệnh do ký sinh trùng Bonamia ostreae và Bonamia exitiosa ở hàu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Bonamia ostreae là nguyên nhân gây chết hàu hàng loạt tại các nước châu Âu (Pháp, Ai len, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kì, Tây Ban Nha, Anh) và tại Canada, Mỹ, Úc và New Zealand.
Bonamia ostreae được phát hiện cảm nhiễm tự nhiên và có khả năng gây bệnh trên hàu Ostrea edulis, vật chủ trung gian của ký sinh trùng này là sao biển (Ophiothrix fragilis) và hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas).
Giai đoạn cảm nhiễm: Bonamia ostreae có thể cảm nhiễm ở các giai đoạn khác nhau của hàu, từ ấu trùng đến trưởng thành, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm và cường độ cảm nhiễm trên hàu ở giai đoạn 6 tháng tuổi cao hơn các giai đoạn khác.
Bonamia exitiosa đã được phát hiện trên hàu ở New Zealand, Úc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Anh. Các loài hàu Ostrea chilensis, O. angasi, O. edulis, O. stentina cảm nhiễm với B. exitiosa. Có nghiên cứu cho rằng hàu C. gigas đóng vai trò là kí chủ trung gian mang mầm bệnh B. exitiosa.
Giai đoạn cảm nhiễm: Hàu có chiều dài ≥ 58 mm thường bị nhiễm với Bonamia exitiosa, ấu trùng của hàu cũng có thể bị nhiễm Bonamia exitiosa.
Bệnh lan truyền theo trục ngang từ con mang mầm bệnh sang con khỏe hoặc từ giá thể hàu đã bị nhiễm mầm bệnh trước đó.
Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết ở hàu do Bonamia có thể lên tới 80 %, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết và điều kiện môi trường. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Bonamia thường có xu hướng tăng trong điều kiện thời tiết ấm.
Hoạt động của tế bào đại thực bào đóng vai trò quan trọng để bảo vệ hàu chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, B. ostreae có thể sống sót và nhân lên trong tế bào đại thực bào, sản sinh độc tố và hủy hoại tế bào máu. Bonamia phát triển ra ngoài tế bào, gây rối loạn sinh lý tế bào và làm chết hàu.
...
Như vậy, khi hàu mắc bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Bonamia thì tỷ lệ chết lên đến 80%.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm Bonamia thường có xu hướng tăng trong điều kiện thời tiết ấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.