Khi giải thích một Điều ước quốc tế cần chú trọng đến những vấn đề gì? Việc giải thích bổ sung một Điều ước quốc tế nhằm những mục đích gì?

Em ơi cho anh hỏi: Khi giải thích một Điều ước quốc tế cần chú trọng đến những vấn đề gì? Việc giải thích bổ sung một Điều ước quốc tế nhằm những mục đích gì? Khi một Điều ước quốc tế được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ thì văn bản trong mỗi ngôn ngữ nào có giá trị cao hơn? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Long An.

Khi giải thích một Điều ước quốc tế cần chú trọng đến những vấn đề gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục, sẽ bao gồm:
a) Mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành trong dịp ký kết điều ước;
b) Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên khác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
a) Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của điều ước;
b) Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
c) Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.

Như vậy, khi giải thích một Điều ước quốc tế cần chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.

Và một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng.

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Việc giải thích bổ sung một Điều ước quốc tế nhằm những mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 32 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Những cách giải thích bổ sung
Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công việc trù bị điều ước và hoàn cảnh ký kết điều ước, nhằm khẳng định nghĩa theo như việc thi hành Điều 31, hoặc để xác định nghĩa khi giải thích phù hợp với Điều 31:
a) Khi nghĩa là mập mờ hay khó hiểu; hoặc
b) Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý.

Theo đó, việc giải thích bổ sung một Điều ước quốc tế nhằm những mục đích khẳng định nghĩa theo như việc thi hành Điều 31, hoặc để xác định nghĩa khi giải thích phù hợp với Điều 31 Công ước này.

Khi một Điều ước quốc tế được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ thì văn bản trong mỗi ngôn ngữ nào có giá trị cao hơn?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ.
1. Khi một điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ, văn bản trong mỗi ngôn ngữ đều có giá trị như nhau, trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên đồng ý trong trường hợp có sự khác biệt thì chỉ một văn bản nhất định có giá trị.
2. Bản dịch một điều ước sang một ngôn ngữ khác với một trong những ngôn ngữ mà văn bản đã được xác thực sẽ chỉ được xem là văn bản xác thực nếu điều ước có quy định như vậy hoặc các bên đã thỏa thuận như vậy.
3. Các thuật ngữ của một điều ước xác định là có cùng một nghĩa trong những văn bản xác thực.
4. Trừ trường hợp theo đó một văn bản nhất định có giá trị trội hơn, phù hợp các quy định của khoản 1, khi việc so sánh các văn bản đã được xác thực cho thấy có một sự khác biệt về nghĩa mà việc áp dụng các Điều 31 và 32 không thể giải quyết được thì người ta sẽ áp dụng nghĩa nào phù hợp một cách tốt nhất với các văn bản đó, có tính đến đối tượng và mục đích của điều ước.

Như vậy, khi một Điều ước quốc tế được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ thì văn bản trong mỗi ngôn ngữ đều có giá trị như nhau, trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên đồng ý trong trường hợp có sự khác biệt thì chỉ một văn bản nhất định có giá trị.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,267 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào