Khi điều chỉnh khung giá đất trong vùng kinh tế thì cần xác định những yếu tố nào? Các bước phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất?
Trình tự thực hiện lập dự án điều chỉnh khung giá đất được quy định ra sao?
Trình tự thực hiện lập dự án điều chỉnh khung giá đất được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 69/2017/TT-BTNMT quy định lập dự án điều chỉnh khung giá đất bao gồm các nội dung sau:
- Phạm vi thực hiện dự án, loại đất điều tra, khảo sát;
- Số lượng phiếu điều tra giá đất thị trường;
- Số lượng điểm điều tra;
- Nguồn nhân lực, trang thiết bị, thời gian, kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện dự án điều chỉnh khung giá đất.
Trình tự lập dự án điều chỉnh khung giá đất thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu chung phục vụ việc xây dựng dự án bao gồm:
+ Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo;
+ Tình hình kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất ảnh hưởng đến giá đất của vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất;
Bước 2: Xác định số lượng những nội dung sau:
+ Số lượng tỉnh, huyện điều tra và điểm điều tra của vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất, số lượng tỉnh điều tra phải đạt tối thiểu 30% số lượng tỉnh trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất;
+ Số lượng huyện điều tra phải đạt tối thiểu 40% số lượng huyện trong từng tỉnh điều tra;
+ Số điểm điều tra phải đạt tối thiểu 50% số xã, phường, thị trấn trong từng huyện điều tra và phải đại diện cho mức giá tối thiểu, tối đa của từng loại đất, loại xã, loại đô thị;
Bước 3: Xác định số lượng thửa đất điều tra trong một điểm điều tra:
Số lượng thửa đất cần điều tra đối với từng loại đất tại mỗi điểm điều tra phải đạt tối thiểu là 06 thửa đất (tại 02 vị trí đất điều tra, mỗi vị trí đất tối thiểu 03 thửa đất).
Khi điều chỉnh khung giá đất trong vùng kinh tế thì cần xác định những yếu tố nào?
Theo Điều 13 Thông tư 69/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị cần điều chỉnh khung giá đất
1. Thu thập tài liệu về việc xác định loại đất, loại xã (đồng bằng, trung du, miền núi), loại đô thị (đô thị đặc biệt, đô thị từ loại I đến V) và điểm điều tra trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất.
2. Xác định loại đất, loại xã, loại đô thị trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất
a) Xác định loại đất trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất;
b) Xác định loại xã trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất;
c) Xác định loại đô thị trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất.
3. Xác định điểm điều tra, vị trí đất điều tra của tỉnh trong vùng kinh tế cần điều chỉnh khung giá đất
a) Xác định điểm điều tra
- Xác định mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo từng tỉnh điều tra.
- Tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo các tỉnh điều tra.
- Xác định điểm điều tra.
b) Xác định vị trí đất điều tra
- Xác định mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo từng điểm điều tra.
- Tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo các điểm điều tra.
- Xác định vị trí đất điều tra.
Theo đó, khi điều chỉnh khung giá đất trong vùng kinh tế thì cần thu thập tài liệu về việc xác định những yêu tố sau:
- Loại đất, loại xã (đồng bằng, trung du, miền núi),
- Loại đô thị (đô thị đặc biệt, đô thị từ loại I đến V),
- Điểm điều tra, vị trí đất điều tra của tỉnh:
+ Xác định điểm điều tra
++ Xác định mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo từng tỉnh điều tra.
++ Tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo các tỉnh điều tra.
++ Xác định điểm điều tra.
+ Xác định vị trí đất điều tra
++ Xác định mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo từng điểm điều tra.
++ Tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa trong bảng giá đất của từng loại đất theo các điểm điều tra.
- Xác định vị trí đất điều tra.
Các bước phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất?
Theo Điều 15 Thông tư 69/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành
1. Rà soát, tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa của các loại đất trong bảng giá đất theo loại xã, loại đô thị của từng tỉnh theo vùng kinh tế.
2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành của các tỉnh theo vùng kinh tế.
3. Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành của các tỉnh theo vùng kinh tế.
4. Lấy ý kiến về việc đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành và đề xuất mức giá đất tối thiểu, tối đa cho từng loại đất của các tỉnh trong vùng kinh tế phải điều chỉnh khung giá đất.
5. Tổng hợp ý kiến đề xuất mức giá đất tối thiểu, tối đa cho từng loại đất của các tỉnh trong vùng kinh tế phải điều chỉnh khung giá đất.
Theo đó, các bước phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất được thực hiện như sau:
Bước 1. Rà soát, tổng hợp mức giá tối thiểu, tối đa của các loại đất trong bảng giá đất theo loại xã, loại đô thị của từng tỉnh theo vùng kinh tế.
Bước 2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành của các tỉnh theo vùng kinh tế.
Bước 3. Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành của các tỉnh theo vùng kinh tế.
Bước 4. Lấy ý kiến về việc đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành và đề xuất mức giá đất tối thiểu, tối đa cho từng loại đất của các tỉnh trong vùng kinh tế phải điều chỉnh khung giá đất.
Bước 5. Tổng hợp ý kiến đề xuất mức giá đất tối thiểu, tối đa cho từng loại đất của các tỉnh trong vùng kinh tế phải điều chỉnh khung giá đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.