Khi đang giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì phát sinh các vấn đề thì công chức làm đầu mối phải làm thế nào?
- Đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị nào?
- Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm về cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
- Khi đang giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì phát sinh các vấn đề thì công chức làm đầu mối phải làm thế nào?
Đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế Cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 626/QĐ-BHXH năm 2019, có quy định về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của BHXH Việt Nam như sau:
Đầu mối cung cấp thông tin cho công dân của BHXH Việt Nam
1. Văn phòng BHXH Việt Nam là đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cung cấp thông tin theo yêu cầu.
2. BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối cung cấp thông tin do đơn vị trực tiếp tạo ra và thông tin cho BHXH cấp huyện trực thuộc. Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chế cung cấp thông tin của cơ quan mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Cung cấp thông tin (Hình từ Internet)
Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm về cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế Cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 626/QĐ-BHXH năm 2019, có quy định về trách nhiệm của Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam
1. Bố trí công chức, viên chức, người lao động làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin; bố trí lịch tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu cung cấp thông tin tại trụ sở của BHXH Việt Nam.
2. Tổ chức, chỉ đạo việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu cung cấp thông tin; bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin theo quy định.
3. Tổ chức, chỉ đạo việc giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với các đơn vị giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định hoặc phối hợp với các đơn vị quyết định từ chối, gia hạn việc cung cấp thông tin theo yêu cầu.
5. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện các trình tự, thủ tục nhằm công khai thông tin bằng hình thức niêm yết, công khai trên phương tiện thông tin chúng theo quy định.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tạo ra thông tin xử lý thông tin đã công khai, thông tin đã cung cấp theo yêu cầu không chính xác.
7. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công khai thông tin và cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm về cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Bố trí công chức, viên chức, người lao động làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin; bố trí lịch tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu cung cấp thông tin tại trụ sở của BHXH Việt Nam.
- Tổ chức, chỉ đạo việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu cung cấp thông tin; bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin theo quy định.
- Tổ chức, chỉ đạo việc giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với các đơn vị giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Quyết định hoặc phối hợp với các đơn vị quyết định từ chối, gia hạn việc cung cấp thông tin theo yêu cầu.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện các trình tự, thủ tục nhằm công khai thông tin bằng hình thức niêm yết, công khai trên phương tiện thông tin chúng theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tạo ra thông tin xử lý thông tin đã công khai, thông tin đã cung cấp theo yêu cầu không chính xác.
- Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công khai thông tin và cung cấp thông tin.
Khi đang giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì phát sinh các vấn đề thì công chức làm đầu mối phải làm thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Quy chế Cung cấp thông tin cho công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 626/QĐ-BHXH năm 2019, có quy định về trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động làm đầu mối cung cấp thông tin như sau:
Trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động làm đầu mối cung cấp thông tin
1. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu;
2. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 01a, 01b kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin;
3. Báo cáo, kiến nghị với Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức làm đầu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị với Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.