Trường hợp tàu bay dân dụng bị mất tích hoặc không thể tiếp cận được tàu bay Cục Hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào?

Tôi có một số thắc mắc đối với tai nạn tàu bay dân dụng đó là khi có sự cố hoặc tai nạn tàu bay dân dụng cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm thông báo cho Cục Hàng không? Khi có thông báo về sự cố hoặc tai nạn tày bay dân dụng Cục hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào? Bên cạnh đó trong trường hợp tàu bay bị mất tích hoặc không thể tiếp cận được tàu bay Cục Hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khi có sự cố hoặc tai nạn tàu bay dân dụng cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm thông báo cho Cục Hàng không?

Tàu bay dân dụng bị mất tích hoặc không thể tiếp cận được tàu bay Cục Hàng không Việt Nam

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay như sau:

- Các tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam bằng điện thoại, fax, mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN) hoặc các phương tiện thông tin khác khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về tai nạn tàu bay hoặc sự cố quy định tại Phụ lục I Nghị định này:

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu đối với thông tin về tàu bay lâm nạn;

+ Người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay đối với thông tin về sự cố hoặc tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam; sự cố hoặc tai nạn đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam;

+ Giám đốc Cảng vụ hàng không đối với thông tin về sự cố hoặc tai nạn tàu bay xảy ra tại cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý của mình;

+ Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải đối với thông tin về tàu bay lâm nạn trên biển;

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra tai nạn tàu bay.

- Các tổ chức, cá nhân khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về sự cố, tai nạn tàu bay có trách nhiệm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân địa phương, Cục Hàng không Việt Nam, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hoặc cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nơi gần nhất.

- Trường hợp sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra ở nước ngoài đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, người chi huy tàu bay, người khai thác tàu bay phải thông báo ngay cho cơ quan ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước đó.

Khi có thông báo về sự cố hoặc tai nạn tàu bay dân dụng Cục hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định khi nhận được thông báo về sự cố hoặc tai nạn tàu bay quy định tại Điều 3 Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam xác nhận lại và báo cáo Bộ Giao thông vận tải các thông tin sau đây:

- Loại tàu bay, dấu hiệu đăng ký và dấu hiệu quốc tịch của tàu bay;

- Tên chủ sở hữu, người khai thác tàu bay;

- Họ và tên người chỉ huy tàu bay;

- Ngày, giờ xảy ra sự cố hoặc tai nạn tàu bay;

- Nơi khởi hành lần cuối và nơi dự định hạ cánh tiếp theo của tàu bay;

- Vị trí của tàu bay theo kinh tuyến và vĩ tuyến;

- Số hành khách, thành viên tổ bay trên tàu bay tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sự cố;

- Số người chết, bị thương nặng do tai nạn gây ra hoặc số người bị thương do sự cố gây ra, bao gồm hành khách, thành viên tổ bay và người thứ ba;

- Tính chất tai nạn, sự cố và mức độ thiệt hại đối với tàu bay;

- Thông tin về hàng nguy hiểm trên tàu bay.

Trường hợp tàu bay dân dụng bị mất tích hoặc không thể tiếp cận được tàu bay Cục Hàng không Việt Nam sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định trường hợp tàu bay bị mất tích hoặc không thể tiếp cận được tàu bay, Cục Hàng không Việt Nam phải cử người đến ngay hiện trường để thực hiện các công việc sau đây:

- Phối hợp với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường để cứu giúp người và tránh việc làm xáo trộn hiện trường không cần thiết;

- Thu thập thông tin về người chết trong trường hợp có người chết;

- Thu thập các mảnh vỡ tàu bay, đánh giá các hư hại về kết cấu khung sườn, hệ thống vô tuyến điện, điện tử và động cơ;

- Yêu cầu giao nộp, thu giữ hoặc lấy thông tin từ các máy tự ghi;

- Xác định nồng độ cồn hoặc chất kích thích đối với thành viên tổ lái;

- Phỏng vấn sơ bộ thành viên tổ bay và các nhân chứng;

- Xác định phạm vi hiện trường và yêu cầu các cơ quan phối hợp, bảo vệ hiện trường, chụp ảnh hiện trường;

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản các mẫu vật, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,744 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào