Khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình đường bộ phải thực hiện những công việc gì?

Chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công trình đường bộ đảm bảo những nội dung gì? Khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình đường bộ phải thực hiện những công việc gì? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Nhất Thiên - Long Thành.

Chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng đối với công trình đường bộ do mình quản lý thực hiện công tác quản lý giai đoạn vận hành như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Thực hiện công tác quản lý giai đoạn vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
...
3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng thực hiện quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này đối với công trình đường bộ do mình quản lý. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng đối với công trình đường bộ do mình quản lý thực hiện công tác quản lý giai đoạn vận hành quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này cụ thể:

- Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tổ chức lập, trình kế hoạch bảo trì sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án sửa chữa công trình đường bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt dự toán bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ, nhiệm vụ và dự toán kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng phục vụ công tác bảo trì công trình đường bộ được giao quản lý tổ chức đấu thầu, đặt hàng và ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì công trình, nhà thầu vận hành công trình; thực hiện các nhiệm vụ đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình hết thời hạn khai thác có nhu cầu sử dụng tiếp;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, các nhà thầu khác thực hiện hợp đồng đã ký.

Khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình đường bộ phải thực hiện những công việc gì?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe, vận hành khai thác, xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ
...
5. Khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình, người quản lý sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu quản lý bảo dưỡng công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện các công việc sau:
a) Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ kịp thời người bị nạn; báo tin cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thông báo kịp thời cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất và cơ quan quản lý đường bộ về tai nạn giao thông và tình trạng hư hỏng công trình đường bộ do tai nạn (nếu có); tổ chức hướng dẫn cho người và các phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực tai nạn hoặc đi tránh khu vực tai nạn trong trường hợp công trình đường bộ bị hư hỏng, ảnh hưởng tới an toàn khai thác sử dụng.

Theo đó, khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình đường bộ phải thực hiện những công việc sau:

- Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ kịp thời người bị nạn; báo tin cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Thông báo kịp thời cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất và cơ quan quản lý đường bộ về tai nạn giao thông và tình trạng hư hỏng công trình đường bộ do tai nạn (nếu có); tổ chức hướng dẫn cho người và các phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực tai nạn hoặc đi tránh khu vực tai nạn trong trường hợp công trình đường bộ bị hư hỏng, ảnh hưởng tới an toàn khai thác sử dụng.

Công trình đường bộ

Công trình đường bộ (Hình từ Internet)

Chủ sở hữu công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công trình đường bộ đảm bảo những nội dung gì?

Tại Điều 19 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Thực hiện kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa, đánh giá sự an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác sử dụng công trình đường bộ
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì được phê duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra, quan trắc và kiểm định chất lượng công trình
a) Kiểm tra công trình đường bộ thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
...

Cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Nội dung bảo trì công trình đường bộ
1. Kiểm tra công trình đường bộ
a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết;
b) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.

Theo đó, việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,458 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào