Khi có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài thuộc đối tượng không phải xác nhận NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì phải dùng mẫu báo cáo nào?
- Doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi nào?
- Khi có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài thuộc đối tượng không phải xác nhận NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì phải dùng mẫu báo cáo nào?
- Người lao động có bị giới hạn trong việc lựa chọn việc làm hay không?
Doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
...
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, nếu sử dụng người lao động nước ngoài thuộc những trường hợp sau đây, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
Lưu ý: mặc dù doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi nào? (Hình từ Internet)
Khi có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài thuộc đối tượng không phải xác nhận NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì phải dùng mẫu báo cáo nào?
Như đã phân tích ở trên, nếu doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài thuộc những trường hợp sau đây thì sẽ không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
Đối với trường hợp báo cáo nêu trên, pháp luật không quy định doanh nghiệp phải sử dụng biểu mẫu cụ thể mà chỉ quy định một cách chung rằng doanh nghiệp phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc về các thông tin:
- Họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu,
- Tên doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài,
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.
(Khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP)
Do đó, doanh nghiệp có thể gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định bằng văn bản không cần theo mẫu nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung trên.
Người lao động có bị giới hạn trong việc lựa chọn việc làm hay không?
Căn cứ tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 về quyền làm việc của người lao động:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Như vậy, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.