Khi có chiến tranh, người vận chuyển tàu biển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách thì có phải bồi thường không?

Xin hỏi, trường hợp khi có chiến tranh xảy ta thì người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý thì có phải bồi thường không? Tiền vé và chi phí vận chuyển trong trường hợp này được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ ạ.

Người vận chuyển tàu biển được phép ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách không?

Theo Điều 200 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về vận chuyển hành khách và hành lý như sau:

- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả.

- Người vận chuyển là người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách.

- Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.

- Hành khách là người được vận chuyển trên tàu biển theo hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc người được người vận chuyển đồng ý cho đi cùng động vật sống, phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

- Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:

+ Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

+ Động vật sống.

-Hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự giám sát, bảo quản, kiểm soát của mình.

Chứng từ khi vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển quy định thế nào?

Tại Điều 201 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý như sau:

- Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý bao gồm:

+ Vé đi tàu là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách;

+ Giấy nhận hành lý là bằng chứng về việc hành lý của hành khách đã được gửi.

- Người vận chuyển có quyền thay thế vé bằng chứng từ tương đương, nếu hành khách được vận chuyển trên tàu biển không phải là tàu chở khách chuyên dụng.

- Người vận chuyển quy định việc miễn, giảm, ưu tiên mua và hoàn trả vé hành khách và giá dịch vụ vận chuyển hành lý.

Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của hành khách khi vận chuyển bằng đường biển được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, cụ thể:

- Hành khách được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả giá dịch vụ vận chuyển đối với hành lý xách tay trong phạm vi trọng lượng và chủng loại do người vận chuyển quy định.

- Hành khách có nghĩa vụ phục tùng sự chỉ huy của thuyền trưởng, chấp hành nội quy, chỉ dẫn trên tàu và tuân theo sự hướng dẫn của sĩ quan và thuyền viên có trách nhiệm.

- Những thỏa thuận nhằm hạn chế quyền của hành khách hoặc miễn, giảm trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này đều không có giá trị.

Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển mới nhất 2023: Tại Đây

Vận chuyển hành khách khi có chiến tranh xảy ra

Từ chối vận chuyển hành khách khi có chiến tranh xảy ra có phải bồi thường?

Khi có chiến tranh xảy ra thì người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý thì có phải bồi thường không?

Khoản 4, khoản 5 Điều 203 Bộ luật Hàng hải Việt nam 2015 quy định về nghĩa vụ và quyền của người vận chuyển bằng đường biển, như sau:

- Người vận chuyển có quyền từ chối thực hiện hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiến tranh hoặc những sự kiện khác làm phát sinh mối đe dọa tàu biển có thể bị bắt giữ;

+ Cảng nhận khách hoặc cảng trả khách được công bố bị phong tỏa;

+ Tàu biển bị bắt giữ, tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;

+ Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;

+ Có lệnh cấm vận chuyển hành khách rời khỏi cảng nhận khách hoặc đến cảng trả khách.

- Trường hợp người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này trước khi tàu biển khởi hành thì phải hoàn trả cho hành khách tiền vé và giá dịch vụ vận chuyển hành lý.

- Trường hợp chuyến đi đã bắt đầu, người vận chuyển phải trả lại cho hành khách một phần tiền vé theo tỷ lệ với quãng đường vận chuyển chưa được thực hiện; đồng thời, có nghĩa vụ đưa hành khách trở lại cảng nhận khách bằng chi phí của mình hoặc đền bù cho hành khách một khoản tiền tương đương.

Như vậy, khi có chiến tranh xảy ra thì người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý mà không phải bồi thường. Trường hợp người vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển vì lý do chiến tranh trước khi tàu biển khởi hành thì phải hoàn trả cho hành khách tiền vé và giá dịch vụ vận chuyển hành lý. Trường hợp chuyến đi đã bắt đầu, người vận chuyển phải trả lại cho hành khách một phần tiền vé theo tỷ lệ với quãng đường vận chuyển chưa được thực hiện; đồng thời, có nghĩa vụ đưa hành khách trở lại cảng nhận khách bằng chi phí của mình hoặc đền bù cho hành khách một khoản tiền tương đương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,690 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào