Khi chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc thay thế có phải lấy ý kiến của trẻ em không?
- Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội trong những trường hợp nào?
- Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội?
- Khi chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc thay thế có phải lấy ý kiến của trẻ em không?
Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội trong những trường hợp nào?
Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 44 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật trẻ em và khoản 4 Điều 42 Nghị định này được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 67 Luật Trẻ em 2016 quy định về đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
b) Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 50 của Luật này.
2. Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục tiếp nhận, chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
...
4. Trong trường hợp khẩn cấp phải cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này nhưng chưa lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm thời đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội và tiếp tục lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.
...
Như vậy, theo quy định, trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội trong các trường hợp sau đây:
(1) Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
(2) Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
(3) Cần bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
(4) Trong trường hợp khẩn cấp phải cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em nhưng chưa lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội?
Việc lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật trẻ em và khoản 4 Điều 42 Nghị định này được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
3. Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách áp dụng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi có có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý.
Khi chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc thay thế có phải lấy ý kiến của trẻ em không?
Việc chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 45 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi
...
3. Người đúng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, khi chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc thay thế phải lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.