Khi cần thiết Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi cần thiết Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp nào? Câu hỏi của anh U.G.A đến từ TP.HCM.

Khi cần thiết Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP về xác định thị trường sản phẩm liên quan thì khi cần thiết, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

- Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.

Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự.

Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP hoặc thực hiện theo phương pháp đã nêu ở trên.

Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:

- Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

- Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;

- Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;

- Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

- Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

- Khả năng hấp thu của người sử dụng;

- Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

Khi cần thiết Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp nào?

Khi cần thiết Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp nào? (Hình từ Internet)

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có được kiến nghị xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan nhà nước không?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
m) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận, thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan nhà nước và các hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan đến cạnh tranh của tổ chức, cá nhân.
5. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.

Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan nhà nước và các hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan đến cạnh tranh của tổ chức, cá nhân.

Thị trường liên quan được xác định dựa trên những cơ sở nào?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Cạnh tranh 2018 thì thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Trong đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

607 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào