Khi báo tin về tai nạn giao thông đường sắt phải bao gồm những nội dung thông tin gì và báo tin theo biện pháp nào?

Người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải báo tin cho ai? Báo tin về tai nạn giao thông đường sắt theo biện pháp nào? Khi báo tin về tai nạn giao thông đường sắt phải bao gồm những nội dung thông tin gì? Câu hỏi đến từ anh T.L ở Tiền Giang.

Người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải báo tin cho ai?

Người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải báo tin cho những cá nhân, tổ chức theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt
1. Khi có tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga đường sắt gần nhất.
2. Người nhận được tin báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Trực ban chạy tàu 02 ga đầu khu gian;
b) Trưởng ga;
c) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;
3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Cơ quan công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt;
b) Đội hoặc Phòng Thanh tra - An toàn đường sắt khu vực (thuộc Cục Đường sắt Việt Nam) nơi gần nhất xảy ra tai nạn khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia;
c) Đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt nơi xảy ra tai nạn;
d) Các đơn vị liên quan trong khu ga.

Theo đó, người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải báo tin cho những tổ chức, cá nhân sau đây:

- Trực ban chạy tàu 02 ga đầu khu gian;

- Trưởng ga;

- Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;

Báo tin về tai nạn giao thông đường sắt

Báo tin về tai nạn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)

Báo tin về tai nạn giao thông đường sắt theo biện pháp nào?

Biện pháp báo tin về tai nạn giao thông đường sắt theo khoản 7 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt
...
7. Biện pháp báo tin:
a) Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu), phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.
...

Theo đó, báo tin về tai nạn giao thông đường sắt theo biện pháp sau:

- Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu), phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Trong trường hợp các cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.

Khi báo tin về tai nạn giao thông đường sắt phải bao gồm những nội dung thông tin gì?

Nội dung thông tin phải báo tin về tai nạn giao thông đường sắt khoản 8 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt
...
8. Nội dung thông tin phải báo tin:
a) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải kịp thời, chính xác;
b) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải có nội dung chính sau: Địa điểm xảy ra vụ tai nạn (km, khu gian, tuyến đường sắt, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố); thời gian xảy ra vụ tai nạn; số người chết, số người bị thương tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn; sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn; cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do vụ tai nạn gây ra;
c) Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 9 Điều này, trưởng tàu hoặc lái tàu nếu tàu không có trưởng tàu (nếu tai nạn xảy ra trong khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, khi báo tin về tai nạn giao thông đường sắt phải bao gồm những nội dung thông tin sau:

Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải kịp thời, chính xác;

- Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải có nội dung chính sau: Địa điểm xảy ra vụ tai nạn (km, khu gian, tuyến đường sắt, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố); thời gian xảy ra vụ tai nạn; số người chết, số người bị thương tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn; sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn; cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do vụ tai nạn gây ra;

- Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 9 Điều này, trưởng tàu hoặc lái tàu nếu tàu không có trưởng tàu (nếu tai nạn xảy ra trong khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
879 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào