Khi Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước thì sẽ được cơ quan nào sẽ có trách nhiệm hướng dẫn?
- Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh chưa có con dấu riêng để sử dụng thì phải làm thế nào?
- Khi Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước thì sẽ được cơ quan nào sẽ có trách nhiệm hướng dẫn?
- Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh có thể vận động các cơ quan nào?
Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh chưa có con dấu riêng để sử dụng thì phải làm thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT quy định về hệ thống quỹ như sau:
Hệ thống Quỹ
1. Quỹ được thành lập ở 4 cấp, gồm:
Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện, Quỹ cấp xã.
2. Ở mỗi cấp có Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” (gọi chung là Ban vận động Quỹ).
3. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần (do nhà nước chi phối) để giao dịch. Trường hợp Ban vận động cấp xã chưa có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động.
Theo đó, Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần (do nhà nước chi phối) để giao dịch.
Trường hợp Ban vận động cấp xã chưa có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động.
Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Khi Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước thì sẽ được cơ quan nào sẽ có trách nhiệm hướng dẫn?
Theo khoản 7 Hướng dẫn 96/HD-MTTW-BTT năm 2017 quy định về trách nhiệm hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng đối với Ban vận động như sau:
...
6. Về con dấu của Ban vận động Quỹ các cấp (theo Khoản 3, Điều 2 của Quy chế Quỹ)
- Trường hợp Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện chưa có dấu riêng thì tạm thời được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động trong thời gian chờ cấp dấu. Chậm nhất trước ngày 01/7/2018 Quỹ cấp tỉnh, cấp huyện phải làm các thủ tục để được cấp con dấu riêng hoạt động.
- Đối với Quỹ cấp xã nơi chưa có con dấu riêng và nếu thấy cần thiết thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh hướng dẫn làm thủ tục đề nghị cấp dấu.
7. Về mở tài Khoản của Ban Vận động Quỹ tại Ngân hàng Thương mại cổ Phần do nhà nước chi phối (theo Khoản 3, Điều 2 của Quy chế Quỹ)
Việc mở tài Khoản của Ban vận động Quỹ địa phương tại ngân hàng do nhà nước chi phối (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...) thì do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hướng dẫn.
8. Về vận động lực lượng vũ trang của Quỹ cấp huyện (điểm b Khoản 2 Điều 7) và Quỹ cấp tỉnh (điểm đ Khoản 3 Điều 7)
Để bảo đảm bí mật quân sự và theo đề nghị của Bộ Quốc phòng thì các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng quản lý thì ủng hộ theo hệ thống và nộp về Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương (Bộ Quốc phòng có hướng dẫn riêng).
...
Như vậy, khi Ban vận động mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...) thì do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hướng dẫn.
Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh có thể vận động các cơ quan nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT quy định về phạm vi vận động của Ban vận động quỹ vì người nghèo cấp tỉnh như sau:
Phạm vi vận động Quỹ các cấp
1. Cấp xã vận động tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn do cấp xã trực tiếp quản lý.
2. Cấp huyện vận động
a) Các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp do cấp huyện trực tiếp quản lý.
b) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp huyện, đơn vị lực lượng vũ trang cấp huyện.
c) Các doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Cấp tỉnh vận động
a) Các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
b) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh.
c) Các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và doanh nghiệp nước ngoài.
d) Các đơn vị lực lượng vũ trang cấp tỉnh.
4. Cấp trung ương vận động
a) Các cơ quan của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
b) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp trung ương.
c) Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc cơ quan Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
d) Các doanh nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý và doanh nghiệp nước ngoài.
5. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài ủng hộ vào Quỹ cấp nào do tổ chức, đơn vị và cá nhân đó quyết định.
Từ quy định trên thì Ban vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh có thể vận động các cơ quan sau:
- Các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh.
- Các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và doanh nghiệp nước ngoài.
- Các đơn vị lực lượng vũ trang cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.