Khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc đề phòng và xử lý sự cố được thực hiện như thế nào?
- Khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc đề phòng sự cố được thực hiện như thế nào?
- Khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc xử lý sự cố được thực hiện như thế nào?
- Để có tài liệu về địa tầng của hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải tiến hành lấy và xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn theo quy định nào?
Khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc đề phòng sự cố được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.5.1 tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
...
7.5 Đề phòng và xử lý sự cố
7.5.1 Đề phòng sự cố
1) Phải thực hiện khoan theo đúng quy trình để tránh sự cố có thể xảy ra;
2) Trước khi hạ bộ khoan xuống lỗ phải kiểm tra cẩn thận cán khoan, mũi khoan, các đường ren ở ống chống và phải để sẵn những dụng cụ xử lý sự cố ở hiện trường;
3) Nếu có sự cố phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật biết để tìm biện pháp xử lý.
...
Như vậy khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc đề phòng sự cố được thực hiện như sau:
- Phải thực hiện khoan theo đúng quy trình để tránh sự cố có thể xảy ra;
- Trước khi hạ bộ khoan xuống lỗ phải kiểm tra cẩn thận cán khoan, mũi khoan, các đường ren ở ống chống và phải để sẵn những dụng cụ xử lý sự cố ở hiện trường;
- Nếu có sự cố phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật biết để tìm biện pháp xử lý.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc xử lý sự cố được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 7.5.2 tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
...
7.5 Đề phòng và xử lý sự cố
...
7.5.2 Xử lý sự cố
Trước khi tiến hành xử lý sự cố phải tìm hiểu nguyên nhân, độ sâu xảy ra sự cố, tình trạng lúc làm việc của dụng cụ bị sự cố, những sự kiện xung quanh có liên quan đến sự cố như: đặc trưng của các lớp đất đá, chiều sâu hố khoan, chiều dài ống chống và cần khoan.
1) Xử lý sự cố kẹt khoan:
- Khoan trong tầng đất nếu bị kẹt thì phải vừa lắc, vừa xoay ngược để kéo mũi khoan lên.
- Khoan trong tầng cát nếu bị kẹt thì phải vừa lắc cần khoan vừa kéo mũi khoan lên.
- Trường hợp xử lý như trên vẫn bị kẹt thì phải dùng kích hoặc đánh búa để kéo mũi khoan lên.
2) Xử lý sự cố cần khoan:
- Nếu cần khoan bị gãy hay đứt ở giữa phải điều tra hình dạng chỗ gãy, có thể dùng phương pháp in dấu (dùng một ống gỗ hay sắt hình trụ hoặc hình nón đổ paraphin hay nhựa rồi lắp vào mũi khoan cho xuống lỗ in hình đầu cán bị gãy);
- Nếu cần khoan bị dập vỡ thì dùng ta rô đuôi chuột hoặc là ta rô chụp xoáy vào cần khoan lôi lên;
- Nếu cần khoan bị gãy nằm nghiêng thì phải dùng móc đưa cần khoan về vị trí thẳng đứng sau dùng ta rô xoáy vào lôi lên.
3) Xử lý sự cố ống chống.
- Nếu ống chống bị đứt ở giữa ống, dùng ta rô vặn vào rồi kéo lên;
- Dùng phương pháp nút để kéo ống chống lên bằng cách quấn chặt giẻ rách, dây đay vào cán khoan, đường kính của cuộn giẻ rách hay dây đay phải to xấp xỉ bằng đường kính ống chống, nút sâu vào lòng ống chống từ 1 m đến 2 m, sau đổ nước vào hố khoan để khoảng từ 2 h đến 3 h cho nút nở ra rồi kéo lên.
4) Xử lý sự cố do các dụng cụ nhỏ rơi xuống hố khoan:
- Dùng mũi khoan hình tháp xung kích để đẩy các vật đó ra ngoài ống chống;
- Đóng sâu ống chống xuống từ 0,5 m đến 1,0 m vào đất chưa khoan sau đó quay ống chống, cắt cột đất rồi kéo toàn bộ ống chống lên;
CHÚ THÍCH: Những biện pháp này chỉ áp dụng đối với hố khoan đã kết thúc vì khi đã nhổ ống chống lên thì không thể tiếp tục khoan được nữa.
5) Các sự cố đã xảy ra nên được ghi chép rõ thời gian xảy ra sự cố, bắt đầu và kết thúc, tìm hiểu nguyên nhân, quá trình giải quyết và kết quả.
...
Như vậy khi áp dụng khoan tay trong công trình thủy lợi thì việc xử lý sự cố được thực hiện như trên.
Để có tài liệu về địa tầng của hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải tiến hành lấy và xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn theo quy định nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.6 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
...
7.6 Yêu cầu lấy và xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn
Để có tài liệu về địa tầng của hố khoan phải tiến hành lấy và xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn theo quy định sau:
1) Trong các tầng đất đống nhất cứ cách 0,5 m lấy một mẫu đất rời bỏ vào hòm nõn. Trong những trường hợp đặc biệt như đổi tầng hoặc cần nghiên cứu lớp mỏng xen kẹp thì cứ khoảng từ 0,25 m đến 0,30 m lấy một mẫu;
2) Mẫu đất lấy lên phải bỏ vào hòm nõn đảm bảo không có bụi bẩn. Đối với các loại đất dính lấy theo kích thước (8 x 8 x 8) cm, đối với cuội sỏi lấy từ 2 kg /1 mẫu đến 3 kg /1 mẫu, đối với cát lấy từ 1 kg /1 mẫu đến 2 kg /1 mẫu;
3) Khi dùng mũi khoan ruột gà hay mũi khoan thìa thì mẫu đất nên lấy ở phần cuối của mũi khoan. Khi dùng mũi khoan dộng cũng nên chọn ở phần cuối chỗ gần “cờ lắp pê”, nếu dùng mũi khoan dộng để lấy đất nhão, bùn lỏng thì mẫu lấy lên nên đổ vào một cái chậu và từ đó múc đổ vào chai (lọ) hay túi nilon buộc (hoặc đậy) kín trước khi bỏ vào hòm nõn;
4) Khi nâng mũi khoan thìa hay ruột gà lên thấy hai loại đất khác nhau, tức là đất đã chuyển tầng, cần phải lấy hai mẫu ở hai tầng đó hoặc lấy ở chỗ giao tầng. Nếu chiều dày của lớp đất kẹp dưới 20 cm thì không cần lấy mẫu nhưng cần phải mô tả ghi chép rõ ràng để thể hiện trong hình trụ hố khoan;
5) Mẫu đất sau khi được lấy ở hố khoan phải được đánh số thứ tự ngay, đánh theo chiều sâu từ trên xuống dưới, các ô xếp trong hòm nõn theo thứ tự từ trái sang phải, trên các thành ván ở mỗi ô trong hòm phải ghi độ sâu lấy mẫu;
6) Thành hòm nõn phải ghi số hiệu, ký hiệu theo quy định của TCVN 9140.
...
Như vậy để có tài liệu về địa tầng của hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải tiến hành lấy và xếp mẫu nõn khoan vào hòm nõn theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.