Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào? Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ có công tác chuẩn bị như thế nào?
Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 5 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về nguyên tắc cụ thể như sau:
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SINH THÁI BIỂN
...
1. Nguyên tắc cụ thể
a) Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung;
b) Điều tra, khảo sát sinh thái biển phải tuân thủ theo Luật đa dạng sinh học 2008;
c) Kết quả phân tích đạt yêu cầu khi có 5% tổng số mẫu gửi đi kiểm tra, kết quả phân tích mẫu phải trùng hợp với nhau;
d) Sau khi mẫu đã được kiểm tra xong, phải ngâm bảo quản lâu dài vào lọ thủy tinh với dung dịch cồn 70% và 5% glycerin.
Theo đó, khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ như sau:
- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung;
- Điều tra, khảo sát sinh thái biển phải tuân thủ theo Luật đa dạng sinh học 2008;
- Kết quả phân tích đạt yêu cầu khi có 5% tổng số mẫu gửi đi kiểm tra, kết quả phân tích mẫu phải trùng hợp với nhau;
- Sau khi mẫu đã được kiểm tra xong, phải ngâm bảo quản lâu dài vào lọ thủy tinh với dung dịch cồn 70% và 5% glycerin
Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào? (Hình từ Internet)
Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ có công tác chuẩn bị như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 5 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về công tác chuẩn bị sau:
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SINH THÁI BIỂN
...
2. Công tác chuẩn bị
2.1. Kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy thiết bị, dụng cụ, bảo dưỡng định kỳ trước mỗi đợt khảo sát:
a) Phương tiện đi khảo sát: tàu, ca nô, xuồng máy, ôtô, thiết bị lặn sâu;
b) Phương tiện, thiết bị thu thập mẫu, giữ mẫu ở hiện trường;
c) Dụng cụ để điều tra trữ lượng;
d) Dụng cụ bảo quản mẫu;
đ) Dụng cụ hóa chất để làm mẫu ngâm tươi;
e) Các tài liệu dùng để phân loại nhanh ngoài hiện trường;
g) Máy ảnh, máy quay video, máy tính;
h) Sổ nhật ký theo quy định chung cho từng nhóm sinh vật;
i) Quần áo, giầy, dép, ủng, găng tay (bảo hộ lao động).
2.2. Kiểm chuẩn, chuẩn bị máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất.
2.3. Xác định tọa độ của vị trí trạm trên bản đồ.
2.4. Xác định địa điểm và các tuyến trạm thu mẫu: phải đạt được các tiêu chí
a) Đại diện;
b) Phủ kín các sinh cảnh;
c) Phủ kín không gian;
d) Xây dựng sơ đồ thu mẫu có kèm theo tọa độ.
2.5. Xác định thời gian thu mẫu: đại diện cho các mùa, tốt nhất là 3 tháng thu mẫu một lần.
2.6. Xác định các nhóm sinh vật cần thu.
2.7. Yêu cầu đối với người thực hiện các công tác chuẩn bị: điều tra viên phải có trình độ là kỹ sư bậc 4 trở lên.
Theo đó, khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ có công tác chuẩn bị sau:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy thiết bị, dụng cụ, bảo dưỡng định kỳ trước mỗi đợt khảo sát;
- Kiểm chuẩn, chuẩn bị máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất;
- Xác định tọa độ của vị trí trạm trên bản đồ;
- Xác định địa điểm và các tuyến trạm thu mẫu: phải đạt được các tiêu chí;
- Xác định thời gian thu mẫu: đại diện cho các mùa, tốt nhất là 3 tháng thu mẫu một lần;
- Xác định các nhóm sinh vật cần thu;
- Yêu cầu đối với người thực hiện các công tác chuẩn bị: điều tra viên phải có trình độ là kỹ sư bậc 4 trở lên.
Công tác thu mẫu thực vật phù du khi khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 5 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về công tác điều tra, khảo sát như sau:
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SINH THÁI BIỂN
...
3. Công tác điều tra, khảo sát
3.1. Thực vật phù du
3.1.1. Công tác thu mẫu
a) Thu mẫu bằng lưới: các loại lưới đều vớt thẳng đứng, vớt từ đáy tới mặt nước. Trường hợp góc lệch lớn hơn 450 thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng;
b) Kéo lưới với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại;
c) Tùy theo lượng nước mà cho formon vào lọ mẫu sao cho để có nồng độ 5%. Vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận thủy văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m. Trường hợp góc lệch dây cáp lơn hơn 300 thì không vớt mẫu phân tầng;
d) Thu mẫu bằng máy lấy nước: mẫu lấy nước ít nhất là 1 lít. Trường hợp trong mẫu vật có rác bẩn, váng dầu hoặc có các động vật thủy sinh lớn có nhiều xúc tu thì phải thu mẫu lại. Phải cho đủ hóa chất bảo quản vào lọ mẫu để tránh thối hỏng. Trường hợp lưới có ống đáy nhẹ, phần cuối khung lưới nối với quả rọi có trọng lượng khoảng 0,5kg.
…
Theo đó thì công tác thu mẫu thực vật phù du khi khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ được thực hiện sau:
- Thu mẫu bằng lưới: các loại lưới đều vớt thẳng đứng, vớt từ đáy tới mặt nước. Trường hợp góc lệch lớn hơn 450 thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng
- Kéo lưới với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại;
- Tùy theo lượng nước mà cho formon vào lọ mẫu sao cho để có nồng độ 5%. Vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận thủy văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m. Trường hợp góc lệch dây cáp lơn hơn 300 thì không vớt mẫu phân tầng;
- Thu mẫu bằng máy lấy nước: mẫu lấy nước ít nhất là 1 lít. Trường hợp trong mẫu vật có rác bẩn, váng dầu hoặc có các động vật thủy sinh lớn có nhiều xúc tu thì phải thu mẫu lại. Phải cho đủ hóa chất bảo quản vào lọ mẫu để tránh thối hỏng. Trường hợp lưới có ống đáy nhẹ, phần cuối khung lưới nối với quả rọi có trọng lượng khoảng 0,5kg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.