Khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện trong trường hợp nào? Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản cần phải có những điều kiện nào?
Khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
...
Như vậy, khảo nghiệm giống thủy sản thực hiện trong trường hợp sau:
(1) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác.
Trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
(2) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Khảo nghiệm giống thủy sản (Hình từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản cần phải có những điều kiện nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
...
2. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 25 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
Điểm b và c khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:
a) Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
2. Điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
Như vậy, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản cần phải có những điều kiện sau đây:
(1) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
(3) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
...
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong các quyền và nghĩa vụ trên thì cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản sẽ phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.
Trình tự khảo nghiệm giống thủy sản mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
...
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
...
Như vậy, trình tự khảo nghiệm giống thủy sản mới nhất sẽ thực hiện như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
(2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III
Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III
Đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu);
Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
(3) Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.