Khảo nghiệm DUS là gì? Người đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Khảo nghiệm DUS là gì? Người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trách nhiệm của Cục trồng trọt trong việc quản lý việc thực hiện khảo nghiệm DUS được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Duy đến từ Hà Tĩnh.

Khảo nghiệm DUS là gì?

Khảo nghiệm DUS là quá trình đánh giá tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loại cây trồng.

Cụ thể theo quy định tại Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018 có giải thích các thuật ngữ như sau:

- Tính khác biệt của giống cây trồng là khả năng phân biệt rõ ràng của một giống cây trồng với các giống cây trồng được biết đến rộng rãi.

- Tính đồng nhất của giống cây trồng là sự biểu hiện giống nhau của giống cây trồng về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

- Tính ổn định của giống cây trồng là sự biểu hiện ổn định của các tính trạng liên quan như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

Khảo nghiệm DUS

Khảo nghiệm DUS (hình từ Internet)

Người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện
1. Ngoài các tài liệu theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ, người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ nộp bổ sung các tài liệu sau đây:
a) Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng;
b) Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồng thời, căn cứ Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đăng ký bảo hộ giống cây trồng như sau:

Đơn đăng ký bảo hộ
1. Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
b) Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
4. Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

Theo đó, người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

(1) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

(2) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;

(3) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

(4) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

(5) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

(6) Chứng từ nộp phí, lệ phí;

(7) Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục VIII Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT Tải về, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng;

(7) Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục IX Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT. Tải về

Trách nhiệm của Cục trồng trọt trong việc quản lý việc thực hiện khảo nghiệm DUS được quy định như thế nào?

Theo khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm của Cục trồng trọt trong việc quản lý việc thực hiện khảo nghiệm DUS như sau:

- Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS.

- Người đăng ký liên hệ tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khảo nghiệm DUS.

- Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, Cục Trồng trọt thành lập tổ chuyên gia kiểm tra quá trình khảo nghiệm kỹ thuật.

- Tổ chuyên gia gồm: thành viên Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, chuyên gia của tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận và chuyên gia về loài cây trồng đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào