Khai thác tre, trúc thì có phải chịu thuế tài nguyên không? Nếu có thì thuế suất thuế tài nguyên đối với tre, trúc là bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: khai thác tre, trúc tự nhiên thì có phải chịu thuế tài nguyên không? Nếu có thì thuế suất thuế tài nguyên đối với tre, trúc là bao nhiêu? Câu hỏi của anh T.M.A từ Ninh Thuận.

Khai thác tre, trúc thì có phải chịu thuế tài nguyên không?

Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Khoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
3. Dầu thô.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
8. Yến sào thiên nhiên.
9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm:
1. Khoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
3. Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
4. Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
5. Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.
Nước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
...

Căn cứ quy định trên thì có thể xác định tre, trúc tự nhiên là sản phẩm của rừng tự nhiên.

Do đó, việc khai thác tre, trúc tự nhiên phải chịu thuế tài nguyên theo quy định.

Khai thác tre, trúc thì có phải chịu thuế tài nguyên không? Nếu có thì thuế suất thuế tài nguyên đối với tre, trúc là bao nhiêu?

Khai thác tre, trúc thì có phải chịu thuế tài nguyên không? (Hình từ Internet)

Thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm của rừng tự nhiên là tre, trúc là bao nhiêu %?

Thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm của rừng tự nhiên là tre, trúc được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 như sau:

Điều 1
Ban hành kèm theo Nghị quyết này Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên theo khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại Điều 7 của Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 71/2014/QH13.

Đồng thời, căn cứ Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 quy định, thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm của rừng tự nhiên được quy định cụ thể như sau:

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

III

Sản phẩm của rừng tự nhiên


1

Gỗ nhóm I

35

2

Gỗ nhóm II

30

3

Gỗ nhóm III

20

4

Gỗ nhóm IV

18

5

Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

12

6

Cành, ngọn, gốc, rễ

10

7

Củi

5

8

Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

10

9

Trầm hương, kỳ nam

25

10

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10

11

Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5

Như vậy, theo quy định, thuế suất thuế tài nguyên đối với sản phẩm của rừng tự nhiên là tre, trúc là 10 %.

Trường hợp nào khai thác tre, trúc nhưng không phải đóng thuế tài nguyên?

Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên được quy định tại Điều 9 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) như sau:

Miễn, giảm thuế
1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
2. Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
3. Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
4. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
5. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
6. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
7. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Như vậy, theo quy định, người khai thác tre, trúc được miễn đóng thuế tài nguyên trong trường hợp cá nhân khai thác tre, trúc phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,019 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào