Khai thác tài nguyên nước biển để làm muối thì có cần phải xin phép khai thác tài nguyên nước hay không?

Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển có thời hạn trong bao lâu? Hết hạn có được gian hạn tiếp hay không? Đối với trường hợp khai thác tài nguyên nước biển để làm muối thì có cần phải xin phép khai thác tài nguyên nước hay không?

Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển có thời hạn bao lâu?

Theo Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/03/2023) quy định về thời hạn của giấy phép như sau:

Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thi thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.

Như vậy, Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển có thời hạn mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm.

Trước đây, quy định thời hạn của giấy phép tại Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/03/2023) như sau:

Thời hạn của giấy phép

1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;

b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;

c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;

2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.

Khai thác nước biển để làm muối thì có cần phải xin phép khai thác tài nguyên nước hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/03/2023) quy định về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép như sau:

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước.
2. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

Trước đây, quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/03/2023) như sau:

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép

1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.

2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;

c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;

d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:

“Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.”

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp bạn sử dụng nước biển để làm muối thì bạn sẽ không phải xin phép cơ quan nhà nước.

Khai thác tài nguyên nước

Khai thác tài nguyên nước

Trường hợp nào khai thác tài nguyên nước phải xin phép?

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:

“Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
..."

Theo đó, trường hợp khai thác nước dưới đất dùng sinh hoạt hộ gia đình, khai thác quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,680 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào