Khách sạn nổi phải trang bị bao nhiêu phao cứu sinh trên tàu để đảm bảo yêu cầu về trang bị an toàn?

Cho anh hỏi, khách sạn nổi phải trang bị bao nhiêu phao cứu sinh trên tàu để đảm bảo yêu cầu về trang bị an toàn? Tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ phao cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Q.B ở Ninh Bình.

Khách sạn nổi phải trang bị bao nhiêu phao cứu sinh trên tàu để đảm bảo yêu cầu về trang bị an toàn?

Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT giải thích.

Khách sạn nổi phải trang bị phao cứu sinh trên tàu để đảm bảo yêu cầu về trang bị an toàn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT như sau:

Trang bị an toàn
1. Số lượng và bố trí trang bị cứu sinh của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu theo các quy định dưới đây:
a) Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 200% số người trên tàu, trong đó 100% số phao được bố trí trong các buồng ngủ và 100% số phao còn lại bố trí trong phòng ăn, phòng bar, tại nơi làm việc một cách phù hợp. Ngoài ra phải trang bị thêm số lượng phao cho trẻ em bằng 10% số lượng khách. Số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 04 chiếc, trong đó, 2 chiếc có dây ném. Dụng cụ nổi phải bố trí đủ cho 100% số người trên tàu.
b) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 100% số người trên tàu và được bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng bar một cách phù hợp. Số phao trẻ em là 30% số lượng khách, số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 04 chiếc, trong đó, 2 chiếc có dây ném.
c) Ngoài các yêu cầu trên, trang bị cứu sinh của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi còn phải thỏa mãn các yêu cầu được nêu trong Chương 1 Phần 10 Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005. Nếu do đặc điểm bố trí của tàu mà việc tiếp cận các phao cứu sinh không dễ dàng thì phải tăng số lượng phao cứu sinh so với quy định trên.

Theo quy định trên, khách sạn nổi phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 100% số người trên tàu và được bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng bar một cách phù hợp. Số phao trẻ em là 30% số lượng khách, số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 04 chiếc, trong đó, 2 chiếc có dây ném.

Ngoài các yêu cầu trên, trang bị cứu sinh của khách sạn nổi còn phải thỏa mãn các yêu cầu được nêu trong Chương 1 Phần 10 Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005.

Nếu do đặc điểm bố trí của tàu mà việc tiếp cận các phao cứu sinh không dễ dàng thì phải tăng số lượng phao cứu sinh so với quy định trên.

khách sạn

Khách sạn nổi (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ phao cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ phao cứu sinh thì bị phạt theo quy định khoản 5 Điều 16 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa, mức phạt tính trên mỗi thiết bị, dụng cụ:
a) Trang bị không đủ số lượng thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện;
b) Trang bị không đúng chủng loại, bố trí không đúng vị trí, sử dụng quá thời hạn quy định của thiết bị, dụng cụ an toàn (trừ áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân), dụng cụ cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dụng cụ neo đậu, dụng cụ liên kết phương tiện.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt, trang bị thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) trên mỗi phương tiện theo quy định hoặc không duy trì hoạt động của thiết bị thông tin hoặc thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định, áp dụng đối với mỗi thiết bị.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ phao cứu sinh thì bị phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ áo phao cứu sinh là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ áo phao cứu sinh theo quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:
a) Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
b) Vi phạm quy định về hoạt động nạo vét, khai thác tài nguyên, khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;
c) Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, gồm: xây dựng kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà, phong điện, nhiệt điện, thủy điện; công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng; công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kinh doanh khách sạn nổi không trang bị đủ áo phao cứu sinh trên tàu là 01 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

784 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào