Kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có bắt buộc lập thành văn bản không?
Kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có bắt buộc lập thành văn bản không?
Kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 60 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Kết quả thương lượng
1. Kết quả thương lượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản, văn bản về kết quả thương lượng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các bên tham gia thương lượng;
b) Thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng;
c) Nội dung thương lượng;
d) Kết quả thương lượng;
đ) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên thương lượng.
Theo quy định trên, kết quả thương lượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, không bắt buộc lập thành văn bản kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh.
Trong trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản, văn bản về kết quả thương lượng bao gồm các nội dung sau đây:
- Các bên tham gia thương lượng;
- Thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng;
- Nội dung thương lượng;
- Kết quả thương lượng;
- Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên thương lượng.
Kết quả thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có bắt buộc lập thành văn bản không? (hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải gửi kết quả thương lượng cho ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 57 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thương lượng
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
6. Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
Có thể tiến hành thương lương theo hình thức trực tuyến không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng có thể tiến hành thương lượng theo hình thức trực tuyến.
Lưu ý: Không được thương lượng trong các trường hợp sau đây:
- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.