Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì? Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?

Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì? Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào? Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các chỉ tiêu nào theo quy định?

Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì?

Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 36 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:

Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
1. Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính:
a) Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong năm thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân có kết quả dương;
b) Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong năm thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân có kết quả âm.
...

Như vậy, kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính.

Theo đó, kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong năm thặng dư và kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong năm thâm hụt.

Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì? Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?

Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì? Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào? (hình từ internet)

Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?

Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:

Sau khi nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, phần chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí nêu tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 37/2023/NĐ-CP được phân phối như sau:

- Bù đắp lỗ lũy kế đến thời điểm quyết toán;

- Trích 20% vào quỹ đầu tư phát triển;

- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; số dư Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 25% vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ nông dân;

- Trích tối đa không quá 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương của cán bộ, người lao động Quỹ Hỗ trợ nông dân vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; Trích tối đa không quá 1,5 tháng lương của người quản lý vào Quỹ thưởng người quản lý. Tỷ lệ trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của người lao động và trích quỹ thưởng người quản lý được xác định căn cứ trên cơ sở đánh giá xếp loại của Quỹ Hỗ trợ nông dân và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Trường hợp chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định 37/2023/NĐ-CP không đủ để trích các quỹ theo quy định tại điểm d khoản này thì Quỹ Hỗ trợ nông dân được giảm mức trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;

- Phần chênh lệch còn lại (nếu có) sau khi trích lập các Quỹ trên được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm các chỉ tiêu nào?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Ban Thường vụ Hội nông dân các cấp có trách nhiệm giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp.
2. Hằng năm, Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu bao gồm:
a) Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng;
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm;
d) Chỉ tiêu 4: Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
3. Khi tính toán các chỉ tiêu quy định tại khoản 2 Điều này được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
b) Do Nhà nước điều chỉnh chính sách hoặc biến động của thị trường làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và tình hình hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
...

Như vậy, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm:

- Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng;

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu;

- Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm;

- Chỉ tiêu 4: Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
146 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào