Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý thế nào?

Mục đích của việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì? Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý thế nào? Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định ra sao?

Mục đích của việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC giải thích một số từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.
2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin về thuế và liên quan đến thuế được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
3. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan thuế về chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
4. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
5. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
6. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể thấy mục đích của việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Hoạt động này bao gồm việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ theo quy định.

Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý thế nào?

Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
1. Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:
a) Mức 1: Tuân thủ cao.
b) Mức 2: Tuân thủ trung bình.
c) Mức 3: Tuân thủ thấp.
d) Mức 4: Không tuân thủ.
2. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
3. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:
a) Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
b) Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.

Theo đó, 04 mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được đánh giá, phân loại gồm có:

- Mức 1: Tuân thủ cao.

- Mức 2: Tuân thủ trung bình.

- Mức 3: Tuân thủ thấp.

- Mức 4: Không tuân thủ.

Trường hợp kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ở mức không tuân thủ thì cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:

(1) Thực hiện biện pháp giám sát trọng điểm về thuế theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC;

(2) Thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.

Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định ra sao?

Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định tại Điều 14 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau:

(1) Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.

(2) Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;

- Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;

- Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

85 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào