Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
- Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các nguồn nước nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
...
2. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông phải tổng hợp, thể hiện trên sơ đồ hệ thống sông; lập thành danh mục các đoạn sông đã được đánh giá, trong đó, mỗi đoạn sông được đánh giá phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên của đoạn sông, tên của sông, tên lưu vực sông;
b) Chiều dài đoạn sông, địa giới hành chính nơi đoạn sông đánh giá;
c) Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông đối với từng thông số đánh giá.
Như vậy, kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải tổng hợp, thể hiện trên sơ đồ hệ thống sông; lập thành danh mục các đoạn sông đã được đánh giá, trong đó, mỗi đoạn sông được đánh giá phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Tên của đoạn sông, tên của sông, tên lưu vực sông;
- Chiều dài đoạn sông, địa giới hành chính nơi đoạn sông đánh giá;
- Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông đối với từng thông số đánh giá.
Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông bao gồm các nguồn nước nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.
Như vậy, các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành sẽ phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước.
Nếu các sônng không thuộc các trường hợp nêu trên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
- Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
- Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.