Kết quả bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được cán bộ chấm thi tự ý sửa, nâng điểm xử lý như thế nào?
- Cán bộ chấm thi sửa, nâng điểm bài thi tốt nghiệp THPT có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Việc chấm thẩm định bài thi khi phát hiện có hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT được thực hiện như thế nào?
- Kết quả bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được cán bộ chấm thi tự ý sửa, nâng điểm xử lý như thế nào?
Cán bộ chấm thi sửa, nâng điểm bài thi tốt nghiệp THPT có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Việc xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 53 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi
1. Người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
...
d) Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi; làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm; đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh;
...
Hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2, 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
...
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, cán bộ chấm thi có hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT là hành vi vi phạm pháp luật. Người có hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT bị buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, cán bộ chấm thi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Tội giả mạo trong công tác" với mức phạt tù từ 1 năm đến 20 năm, tùy mức độ và tính chất sự việc.
Lưu ý:
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Kết quả bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được cán bộ chấm thi sửa, nâng điểm được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc chấm thẩm định bài thi khi phát hiện có hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT được thực hiện như thế nào?
Việc chấm thẩm định bài thi khi phát hiện có hành vi sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT 2024 được quy định tại Điều 34 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.
- Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT: Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL hoặc một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT; ủy viên và thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và một số thành viên là những công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt.
- Người chấm thẩm định không chấm thẩm định bài thi mình đã chấm tại Ban Chấm thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi tự luận.
- Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.
- Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.
- Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT sử dụng con dấu của Cục QLCL.
Kết quả bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được cán bộ chấm thi tự ý sửa, nâng điểm xử lý như thế nào?
Kết quả bài thi của thí sinh được cán bộ chấm thi tự ý sửa, nâng điểm điểm bài thi tốt nghiệp THPT được quy định tại khoản 5 Điều 54 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi
Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
..
5. Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này; viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp. Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
...
Theo đó, cán bộ chấm thi có hành vi tự ý sửa chữa, thêm bớt vào bài thi của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT để nâng điểm bài làm sau khi đã nộp là hành vi vi phạm Quy chế thi.
Do đó, thí sinh được cán bộ chấm thi tự ý sửa, thêm bớt vào bài thi để nâng điểm bài thi sau khi đã nộp sẽ bị hủy kết quả bài thi.
Lưu ý:
Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy kết quả bài thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.