Kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho như thế nào? Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên không?

Tôi muốn hỏi phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên không? Việc kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thanh Hồng - Bến Tre.

Kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho như thế nào?

Căn cứ theo tiết 4.4.1 tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định cụ thể:

QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
...
4.4. Bảo quản
4.4.1. Kê xếp phao áo trong kho
- Cần bảo quản phao áo ở kho riêng. Nếu tận dụng kho lớn thì phải ngăn ra từng khu vực bảo quản cho từng loại hàng hóa riêng biệt;
- Phao áo được xếp theo lô hàng, để riêng từng chủng loại, quy cách, kích thước, thời gian nhập kho;
- Có sơ đồ vị trí hàng hóa đang bảo quản trong kho để thuận tiện quan sát, theo dõi và kiểm tra hàng hóa;
- Thùng đựng phao áo được xếp trên giá kê;
- Giá kê làm bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp bảo đảm chắc chắn, dễ tháo lắp, an toàn trong bảo quản:
+ Giá kê có từ 2 tầng đến 3 tầng, mặt tầng của giá kê có các thanh đỡ ngang chắc chắn hoặc bằng tấm gỗ nhẵn phẳng (cũng có thể dùng tấm gỗ ván ép công nghiệp);
+ Giá kê đặt cách tường, cột nhà kho tối thiểu 0,5 m, khoảng cách giữa 2 hàng giá là 1,5 m tạo lối đi theo hướng từ phía trước cửa đi vào phía trong kho.
- Thùng hàng xếp trên giá kê theo phương thẳng đứng, ở mỗi tầng có thể xếp chồng các thùng lên nhau nhưng không được lớn hơn 3 thùng;
- Khoảng cách giữa mặt trên của thùng hàng trên cùng và trần kho không nhỏ hơn 2,0 m;
- Khoảng cách giữa tầng cuối cùng của giá kê với mặt nền kho không nhỏ hơn 0,3 m.

Như vậy, việc kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên.

Kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho như thế nào? Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên không?

Kê xếp phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia trong kho như thế nào? Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên không? (Hình từ Internet)

Bảo quản lần đầu đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia theo quy định?

Theo tiết 4.4.2 tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:

QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
...
4.4.2. Bảo quản lần đầu
Sau khi nhập phao áo xong, tiến hành bảo quản lần đầu: Lau chùi, vệ sinh bao bì đựng phao áo. Đối với miệng bao bì đựng phao áo bị tuột thì dùng băng dính dán lại cho chắc chắn. Sau khi vệ sinh, hoàn thiện bao bì đựng phao áo thì tiến hành kê xếp hàng hóa trên giá kê cho ngay ngắn và hoàn thiện thẻ lô hàng, sổ bảo quản.

Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên không?

Căn cứ theo tiết 4.4.3 tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định:

QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
...
4.4.3. Bảo quản thường xuyên
4.4.3.1. Hằng ngày phải kiểm tra kho, bên ngoài các thùng hàng; nếu phát hiện có sự xâm nhập của chuột, mối, nấm mốc, các loại sinh vật gây hại khác hoặc dấu hiệu mất an toàn về hàng hóa thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngay, nếu vượt quá khả năng và quyền hạn thì báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý để có biện pháp giải quyết. Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ trong kho, thực hiện thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức (nếu cần thiết) để đảm bảo điều kiện bảo quản bình thường (nhiệt độ không quá 35°C và độ ẩm không khí không quá 85%);
Mỗi tuần tối thiểu hai lần dùng chổi mềm hoặc máy hút bụi làm sạch bụi, mạng nhện, vệ sinh xung quanh thùng hàng, giá đỡ, trần tường và nền kho.
4.4.3.2. Ba tháng một lần đảo các thùng hàng theo tuần tự “trên xuống, dưới lên”.
Sáu tháng một lần (kể từ khi nhập kho) mở nắp các thùng hàng, kiểm tra phao áo bằng mắt thường. Mở khóa cài ra cho ngạnh khóa nghỉ từ 5 phút đến 10 phút. Dùng giẻ mềm, sạch, khô lau bụi từng túi màng nhựa PE đựng phao áo và phần trong thùng. Khi kiểm tra nếu thấy phao áo có hiện tượng ẩm, mốc thì phải có biện pháp xử lý ngay bằng cách dùng bàn chải mềm để chải nhẹ cho hết mốc. Tiếp đến dùng bàn chải thấm xăng chải lại chỗ bị mốc thật kỹ cho đến khi sạch mốc đem phơi phao áo ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cất đi như lúc ban đầu (lúc chải bằng xăng tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa lửa);
Mỗi năm một lần (kể từ khi nhập kho) lấy phao áo ra khỏi túi màng nhựa PE dùng giẻ mềm, sạch, khô hoặc máy hút bụi làm sạch từng chiếc áo, phơi dưới nắng nhẹ từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cho vào túi như lúc ban đầu đồng thời tổng vệ sinh kho và các dụng cụ khác.

Do đó, theo quy định phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia có được bảo quản thường xuyên và thực hiện như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
589 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào