Kế toán tổng hợp là gì? Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp? Cách viết mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp?
Kế toán tổng hợp là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Kế toán 2015 như sau:
Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết;
...
Hiện nay, không có văn bản nào giải thích khái niệm "Kế toán tổng hợp" là gì. Tuy nhiên, theo quy định nêu trên thì "Kế toán tổng hợp" có thể hiểu là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Kế toán tổng hợp là gì? Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp? Cách viết mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp? (Hình từ Internet)
Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp? Cách viết mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp?
Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp?
Hiện nay, không có quy định cụ thể hướng dẫn mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp, thông thường cá nhân xin việc sẽ tự soạn thảo mẫu này. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc, cá nhân cần trình bày CV một cách đầy đủ, rõ ràng, đúng trọng tâm và thu hút nhà tuyển dụng.
Sau đây là mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp mà cá nhân có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp
Cách viết mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp?
Khi viết CV xin việc cho vị trí kế toán tổng hợp, bạn cần lưu ý những điểm sau:
(1) Thông tin cá nhân
- Họ và tên đầy đủ.
- Địa chỉ liên lạc.
- Số điện thoại và email chuyên nghiệp.
(2) Mục tiêu nghề nghiệp
Viết ngắn gọn về mục tiêu của bạn trong công việc kế toán tổng hợp, thể hiện rõ định hướng và mong muốn đóng góp cho công ty.
(3) Kinh nghiệm làm việc
- Liệt kê các công việc trước đây theo thứ tự thời gian (mới nhất trước).
- Mô tả rõ ràng vai trò, nhiệm vụ và thành tựu trong từng công việc.
- Sử dụng động từ hành động để diễn tả công việc (ví dụ: "Quản lý", "Phân tích", "Lập báo cáo").
(4) Trình độ học vấn
- Đưa ra bằng cấp và chuyên ngành liên quan đến kế toán.
- Cung cấp thông tin về trường học và thời gian tốt nghiệp.
(5) Kỹ năng chuyên môn
- Liệt kê các kỹ năng cần thiết cho kế toán tổng hợp như:
- Sử dụng phần mềm kế toán.
- Kỹ năng phân tích số liệu.
- Kiến thức về luật thuế và quy định kế toán.
- Đảm bảo kỹ năng của bạn phù hợp với yêu cầu của công việc.
(6) Chứng chỉ
Nếu bạn có các chứng chỉ chuyên môn (như kế toán trưởng, chứng chỉ thuế), hãy nêu rõ.
(7) Thông tin tham khảo
Bạn có thể ghi là "Có sẵn khi được yêu cầu" hoặc cung cấp thông tin của một hoặc hai người có thể xác nhận khả năng và kinh nghiệm của bạn.
(8) Định dạng và trình bày
- Sử dụng định dạng rõ ràng, dễ đọc, có sự phân chia rõ ràng giữa các phần.
- Giữ cho CV ngắn gọn, tối đa khoảng 1-2 trang.
(9) Chỉnh sửa và kiểm tra
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trước khi gửi.
- Đảm bảo rằng nội dung không có thông tin sai lệch hoặc không chính xác.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015, những người sau đây không được làm kế toán:
- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Kế toán 2015, người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây
(1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
(2) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Lưu ý:
- Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.