Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có những nhiệm vụ gì? Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là gì?

Xin cho hỏi là Quỹ Tích lũy trả nợ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định như nào? Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có những nhiệm vụ gì? Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là gì? - Câu hỏi của anh Trung (Bình Dương).

Quỹ Tích lũy trả nợ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định như nào?

ke-toan-quy-tich-luy-tra-no

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ.
2. Quỹ Tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho công chức của Bộ Tài chính làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và phân công một số công chức làm nhiệm vụ quản lý Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.
5. Quỹ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định pháp luật về kế toán. Việc quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam được thực hiện theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (hoặc đơn vị thuộc Bộ Tài chính được ủy quyền) công bố. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Theo đó, Quỹ Tích lũy trả nợ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định pháp luật về kế toán. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 3 Thông tư 109/2018/TT-BTC quy định như sau:

Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ
Kế toán Quỹ Tích luỹ trả nợ có nhiệm vụ:
1. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình thu hồi nợ cho vay lại trong nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại; các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ; thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; các khoản thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu khác theo quy định.
2. Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình chi trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc, lãi và phí (nếu có)) đối với khoản vay về cho vay lại; tình hình ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các khoản chi nghiệp vụ quản lý nợ công; các khoản cho NSNN vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP và các khoản chi khác theo quy định.
3. Theo dõi nguồn dự phòng rủi ro, xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ có những nhiệm vụ như sau:

(1) Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình sau:

- Thu hồi nợ cho vay lại trong nước từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ;

- Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại;

- Thu phí quản lý cho vay lại; các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có) để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ;

- Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ;

- Các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; các khoản thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu khác theo quy định.

(2) Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về:

- Tình hình chi trả nợ nước ngoài (gồm cả gốc, lãi và phí (nếu có)) đối với khoản vay về cho vay lại;

- Tình hình ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Các khoản chi nghiệp vụ quản lý nợ công;

- Các khoản cho NSNN vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP và các khoản chi khác theo quy định.

(3) Theo dõi nguồn dự phòng rủi ro, xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là gì?

Theo Điều 5 Thông tư 109/2018/TT-BTC quy định như sau:

Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp phát sinh ngoại tệ, phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.
2. Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng.
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Theo đó, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Quỹ Tích lũy trả nợ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”).

Trong trường hợp phát sinh ngoại tệ, phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.

Lưu ý:

- Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng.

- Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,031 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào