Kê khai lý lịch đảng viên không trung thực là hành vi tiêu cực hay hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ?

Xin hỏi, kê khai lý lịch đảng viên không trung thực là hành vi chạy chức, chạy quyền hay hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ? Có những biện pháp xử lý nào đối với đảng viên kê khai lý lịch đảng viên không trung thực trong công tác cán bộ? Câu hỏi của anh M.T (Quảng Ninh).

Kê khai lý lịch đảng viên không trung thực là hành vi chạy chức, chạy quyền hay hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ?

Hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ được quy định tại Điều 4 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 gồm những hành vi sau:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

- Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.

- Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.

- Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

- Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, chỉ định bản thân.

- Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định tại Điều 5 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 gồm:

- Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự.

- Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý.

- Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ.

- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực.

- Trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ.

Như vậy, hành vi kê khai lý lịch đảng viên không trung thực, không đầy đủ là một trong các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ.

Khai lý lịch đảng viên không trung thực

Khai lý lịch đảng viên không trung thực - hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ (Hình từ Internet)

Có những biện pháp xử lý nào đối với đảng viên kê khai lý lịch đảng viên không trung thực trong công tác cán bộ?

Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Theo đó, đảng viên kê khai lý lịch đảng viên không trung thực là một trong các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ, vi phạm Quy định về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:

- Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

- Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

- Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

- Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Đối với các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Tổ chức đảng có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?

Tổ chức đảng có trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 12 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

- Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.

- Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ;

Đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,541 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào