Kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân có những nội dung gì?
- Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân là trách nhiệm của ai?
- Kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân có những nội dung gì?
- Việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân thực hiện như thế nào?
- Sửa đổi hay bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân thực hiện trong những trường hợp nào?
Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp thanh tra đột xuất thì không quá 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra và trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
...
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc (trường hợp thanh tra đột xuất thì không quá 03 ngày làm việc), kể từ ngày ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra và trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
...
2. Kế hoạch tiến hành thanh tra bao gồm các nội dung:
a) Mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng; thời kỳ, thời hạn thanh tra;
b) Phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo; phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra;
c) Tổ chức thực hiện.
Như vậy, kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân gồm các nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng; thời kỳ, thời hạn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân;
- Phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo; phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra;
- Tổ chức thực hiện.
Việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; thảo luận về phương pháp tiến hành thanh tra; biện pháp phối hợp giữa các thành viên Đoàn.
2. Trưởng đoàn thanh tra kết luận từng nội dung để thống nhất thực hiện; khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Cuộc họp Đoàn thanh tra được lập thành biên bản và lưu trong Hồ sơ thanh tra.
3. Thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra phê duyệt. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Đoàn thanh tra, gồm các nội dung:
a) Nhiệm vụ cụ thể được giao;
b) Mục đích, yêu cầu;
c) Phương pháp, cách thức tiến hành;
d) Thời gian thực hiện;
đ) Đề xuất (nếu có).
Theo quy định trên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân tổ chức họp Đoàn để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Đồng thời, thảo luận về phương pháp tiến hành thanh tra và biện pháp phối hợp giữa các thành viên Đoàn.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân kết luận từng nội dung để thống nhất thực hiện. Khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Cuộc họp Đoàn thanh tra được lập thành biên bản và lưu trong Hồ sơ thanh tra.
Thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra phê duyệt.
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân, gồm các nội dung:
- Nhiệm vụ cụ thể được giao;
- Mục đích, yêu cầu;
- Phương pháp, cách thức tiến hành;
- Thời gian thực hiện;
- Đề xuất (nếu có).
Sửa đổi hay bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra; sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
...
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Khi có yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra;
b) Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Quá trình thanh tra phát hiện những vấn đề rất quan trọng cần sửa đổi hoặc chưa có trong kế hoạch thanh tra;
d) Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra không được vượt quá phạm vi thanh tra đã được xác định trong Quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra về nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện trong những trường hợp cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.