Kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh của cơ sở công nghiệp an ninh được đảm bảo từ những nguồn vốn nào?
- Cơ sở công nghiệp an ninh căn cứ vào yếu tố nào để xây dựng nội dung kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh?
- Kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh của cơ sở công nghiệp an ninh được đảm bảo từ những nguồn vốn nào?
- Cơ sở công nghiệp an ninh được Nhà nước áp dụng những chính sách nào?
Cơ sở công nghiệp an ninh căn cứ vào yếu tố nào để xây dựng nội dung kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh?
Kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh của cơ sở công nghiệp an ninh được đảm bảo từ những nguồn vốn nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh
….
2. Căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Chiến lược bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng Công an nhân dân;
c) Quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp quốc phòng, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Xác định mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm;
b) Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh;
c) Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
Theo đó, cơ sở công nghiệp an ninh căn cứ vào những yếu tố sau đây để xây dựng nội dung kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
– Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
– Chiến lược bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng Công an nhân dân;
– Quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp quốc phòng, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
– Xác định mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm;
– Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh;
– Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
Kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh của cơ sở công nghiệp an ninh được đảm bảo từ những nguồn vốn nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Quỹ đầu tư phát triển sản xuất các cơ sở công nghiệp an ninh;
c) Đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
d) Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cho đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
đ) Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay từ nguồn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; vốn ODA; các nguồn vốn vay tín dụng khác theo quy định.
2. Nhà nước ưu tiên bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, phát triển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ công tác công an.
3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh phải thực hiện theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
Theo đó, kế hoạch phát triển công nghiệp an ninh được đảm bảo từ những nguồn vốn đầu tư sau đây:
– Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
– Quỹ đầu tư phát triển sản xuất các cơ sở công nghiệp an ninh;
– Đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
– Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cho đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
– Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay từ nguồn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; vốn ODA; các nguồn vốn vay tín dụng khác theo quy định.
Cơ sở công nghiệp an ninh được Nhà nước áp dụng những chính sách nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định những chính sách đặc thù được áp dụng đối với cơ sở công nghiệp an ninh do Nhà nước đầu tư toàn bộ nguồn lực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân, gồm:
– Được Nhà nước đảm bảo nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và phát triển công nghệ lưỡng dụng chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân;
– Được áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí và các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển; chuyển giao công nghệ; sản phẩm xuất khẩu;
– Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh khi bảo đảm các điều kiện sau:
+ Cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản;
+ Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao;
+ Không làm ảnh hưởng đến năng lực và điều kiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao;
+ Hạch toán riêng phần hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
– Được sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và các nguồn tài chính khác theo quy định để sản xuất các sản phẩm công nghiệp an ninh trang cấp cho Công an các đơn vị, địa phương theo hình thức sử dụng trước, thanh toán sau, phù hợp với kinh phí mua sắm trang bị hằng năm của Công an các đơn vị, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.