Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng theo quy định bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng do đơn vị nào lập?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định về việc lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính
1. Căn cứ lập Kế hoạch kiểm soát TTHC:
a) Chương trình xây dựng VBQPPL hàng năm của Bộ;
b) Nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng trong các VBQPPL và văn bản cá biệt;
c) Kế hoạch hoạt động hàng năm của Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm soát TTHC hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm trước năm thực hiện kế hoạch.
3. Kế hoạch kiểm soát TTHC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Kiểm soát TTHC trong các VBQPPL do Bộ chủ trì soạn thảo hoặc ban hành;
b) Rà soát, đánh giá TTHC;
c) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
d) Kiểm tra việc giải quyết TTHC tại các đơn vị thuộc Bộ.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bộ Xây dựng là đơn vị có trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt.
Việc lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm phải được thực hiện chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm trước năm thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng do đơn vị nào lập? (Hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định về việc lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Lập Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính
1. Căn cứ lập Kế hoạch kiểm soát TTHC:
a) Chương trình xây dựng VBQPPL hàng năm của Bộ;
b) Nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng trong các VBQPPL và văn bản cá biệt;
c) Kế hoạch hoạt động hàng năm của Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm soát TTHC hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm trước năm thực hiện kế hoạch.
3. Kế hoạch kiểm soát TTHC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Kiểm soát TTHC trong các VBQPPL do Bộ chủ trì soạn thảo hoặc ban hành;
b) Rà soát, đánh giá TTHC;
c) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
d) Kiểm tra việc giải quyết TTHC tại các đơn vị thuộc Bộ.
Như vậy, theo quy định thì kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1) Kiểm soát thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo hoặc ban hành;
(2) Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
(3) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
(4) Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ.
Hồ sơ lấy ý kiến góp ý về quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định như sau:
Kiểm soát thủ tục hành chính trong giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các cục, vụ, Thanh tra Bộ được Bộ trưởng giao chủ trì soạn thảo VBQPPL (sau đây viết tắt là đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL) có trách nhiệm chủ trì xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách, trong đó có nội dung đánh giá tác động của TTHC (nếu có).
2. Trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Văn phòng Bộ để lấy ý kiến góp ý về quy định TTHC trong đề nghị xây dựng VBQPPL (nếu có). Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị góp ý về TTHC; Tờ trình đề nghị xây dựng VBQPPL; Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đó có nội dung đánh giá tác động của TTHC.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản góp ý kiến cho đơn vị chủ trì soạn thảo. Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm về các nội dung đóng góp ý kiến.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý kiến của Văn phòng Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL có trách nhiệm gửi văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý cho Văn phòng Bộ. Đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL chịu trách nhiệm về các nội dung tiếp thu, giải trình.
5. Văn bản góp ý kiến, tiếp thu, giải trình phải được gửi đồng thời cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực để báo cáo.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ lấy ý kiến góp ý về quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị góp ý về thủ tục hành chính;
(2) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
(3) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đó có nội dung đánh giá tác động của thủ tục hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.