Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng được xây dựng và triển khai như thế nào theo quy định?
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Theo đó, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng được xây dựng và triển khai như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Xây dựng và triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
1. Các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
2. Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.
3. Đối với địa Điểm thu mẫu: Ngoài các địa Điểm quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.
Như vậy, các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
- Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
- Đối với địa Điểm thu mẫu: Ngoài các địa Điểm quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.
Dịch bệnh động vật thủy sản (Hình từ internet)
Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Nội dung báo cáo kết quả giám sát trong vùng
...
2. Đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;
b) Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;
c) Kết quả giám sát bị động;
d) Kết quả giám sát chủ động;
đ) Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
Như vậy, đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:
- Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;
- Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;
- Kết quả giám sát bị động;
- Kết quả giám sát chủ động;
- Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.