Incoterms là gì? 11 điều kiện về Incoterms mới nhất? Incoterms được áp dụng cho loại hàng hóa nào?
- Incoterms là gì? 11 điều kiện về Incoterms mới nhất? Incoterms được áp dụng cho loại hàng hóa nào?
- Incoterms mới nhất là bản nào? Các bên có thể thỏa thuận áp dụng Incoterms không?
- Các quy định của Incoterms và pháp luật Việt Nam khác nhau thì áp dụng như thế nào?
- Cơ quan nào quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
Incoterms là gì? 11 điều kiện về Incoterms mới nhất? Incoterms được áp dụng cho loại hàng hóa nào?
Incoterms viết tắt của từ International Commercial Terms là một bộ quy tắc quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Các quy tắc này xác định trách nhiệm của người mua và người bán trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Nội dung Incoterms mới nhất bao gồm các điều khoản về giao hàng, chuyển giao rủi ro, phân chia chi phí và thủ tục hải quan.
11 điều kiện của Incoterms mới nhất bao gồm:
- Điều kiện EXW (Ex Works)
- Điều kiện FCA (Free Carrier)
- Điều kiện CPT (Carriage Paid To)
- Điều kiện CIP (Carriage And Insurance Paid To)
- Điều kiện DAP (Delivered At Place)
- Điều kiện DPU (Delivered At Place Unloaded)
- Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid)
- Điều kiện FAS (Free Alongside Ship)
- Điều kiện FOB (Free On Board)
- Điều kiện Điều kiện CFR (Cost And Freight)
- Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight)
Incoterms mới nhất được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa trong thương mại quốc tế bao gồm:
- Nguyên liệu thô
- Sản phẩm công nghiệp
- Hàng tiêu dùng
- Máy móc thiết bị
- Thực phẩm
- Và nhiều loại hàng hóa khác
...
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Incoterms là gì? 11 điều kiện về Incoterms mới nhất? Incoterms được áp dụng cho loại hàng hóa nào? (hình từ internet)
Incoterms mới nhất là bản nào? Các bên có thể thỏa thuận áp dụng Incoterms không?
Hiện tại Incoterms mới nhất là bản Incoterms 2020
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
...
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.
Như vậy, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do đó, các bên có có thể thỏa thuận áp dụng Incoterms trong các giao dịch.
Lưu ý: Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.
Các quy định của Incoterms và pháp luật Việt Nam khác nhau thì áp dụng như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
...
Như vậy, Incoterms 2020 là tập quán thương mại quốc tế, do đó nếu các quy đinh của Incoterms và pháp luật Việt Nam khác nhau thì sẽ áp dụng Incoterms 2020.
Cơ quan nào quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
Theo Điều 22 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Như vậy, cơ quan quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.