Hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn khác nhau thế nào? Doanh nghiệp tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế theo trình tự nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn khác nhau thế nào? Doanh nghiệp tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế theo trình tự nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị Thanh Thủy ở Đồng Tháp.

Hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn khác nhau thế nào?

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hủy hóa đơn, chứng từ như sau:

Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng.

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tiêu hủy hóa đơn, chứng từ như sau:

Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ:
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
b) Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Theo đó, hủy hóa đơn là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng còn tiêu hủy hóa đơn là làm cho hóa đơn đó không còn tồn tại hoặc không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Việc tiêu hủy hóa đơn được chia làm 2 dạng là tiêu hủy hóa đơn điện tử và tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, cụ thể:

+ Tiêu hủy hóa đơn điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.

+ Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Tiêu hủy hóa đơn

Tiêu hủy hóa đơn (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phải tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế như sau:

Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
...

Theo quy định trên, doanh nghiệp phải tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế khi có hóa đơn không tiếp tục sử dụng.

Doanh nghiệp tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế theo trình tự nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế như sau:

Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
...
2. Tiêu hủy hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản tiêu hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.
...

Như vậy, doanh nghiệp muốn tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy và thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn.

Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, riêng Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

891 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào