Hướng dẫn viên du lịch hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình bị phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm có được hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình không?
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình không?
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm có được hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình không?
Căn cứ Điều 58 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:
a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:
a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
4. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.
5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chiếu theo quy định này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện kể trên, hướng dẫn viên du lịch được phép hành nghề khi phải có hợp đồng lao động với một trong các đơn vị sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới nhất 2023: Tại Đây
Hướng dẫn viên du lịch (hình từ Internet)
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;
c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;
e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
...
Theo đó, hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt các hành vi vi phạm tại Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Đồng thời căn cứ Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đối chiếu với quy định này, mức xử phạt hành chính tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt là 25.000.000 đồng (cao hơn mức xử phạt hành chính có thể áp dụng đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm hành nghề khi không ký hợp đồng lao động với tổ chức đã thuê mình).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt hướng dẫn viên du lịch vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.