Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?

Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm do thiên tai gây ra là bao nhiêu? 10 biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai dành cho người dân như thế nào?

Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt?

Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống. (khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg)

Trước tình hình bão số 4 đổ bộ vào đất liền, có thể gây lũ lụt ở nhiều nơi làm gia tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch. Do đó, người dân cần chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình này.

Sau đây là một số hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt:

- Trong khi ngập lụt, gia súc và gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông gia súc, gia cầm để tránh làm ô nhiễm môi trường.

- Làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hoá chất khử khuẩn thông thường như: vôi bột, Chloramin B.

- Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách li hoặc đem tiêu huỷ (chôn hoặc đốt) đúng theo quy định.

Lưu ý: Trước khi chôn xác súc vật chết hoặc bị bệnh cần xử lý bằng vôi bột hoặc hoá chất sát trùng, tốt nhất là bao gói kín bằng vật liệu không thấm nước và chôn ở nơi đất cao, xa nguồn nước và khu dân cư.

Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8 m, đổ 2 - 3 kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hoá chất khử khuẩn, tẩy uế rồi lấp đất, lèn chặt.

Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới. Trường hợp phải chôn ở nơi có nguy cơ ngập nước thì 11 phải lèn chặt bằng đất đá không để xác súc vật nổi lên. Những nơi có điều kiện có thể thiêu huỷ xác động vật chết.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tải về Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa bão lũ do Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế ban hành.

Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt?

Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm do thiên tai gây ra là bao nhiêu? (hình từ internet)

Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm do thiên tai gây ra là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP thì mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm do thiên tai gây ra như sau:

(1) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;

(2) Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

(3) Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;

(4) Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;

(5) Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

Lưu ý: Việc hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

- Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

- Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

- Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

10 biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về 10 biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai như sau:

(1) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

(2) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

(3) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

(4) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

(5) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

(6) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

(7) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

(8) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

(9) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

(10) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
304 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào