Hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất hàng hoá trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
- Hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
- Nhà thầu sản xuất cần nộp tài liệu nào để chứng minh năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
- Quy định về định dạng của file đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
Hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ được quy định tại Bảng số 02 tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu số 4B(*) ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
(*) Mẫu số 4B được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Bảng số 02
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM
(Đối với nhà thầu là nhà sản xuất(1) ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu)
STT | Mô tả | Yêu cầu |
4 | Năng lực sản xuất hàng hóa(10) | Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh năng lực sản xuất hàng hóa thuộc gói thầu đáp ứng yêu cầu theo một trong hai cách sau đây: - Công suất thiết kế của nhà máy, dây chuyền sản xuất đạt tối thiểu:___sản phẩm/01 tháng; Hoặc: - Sản lượng sản xuất cao nhất của 01 tháng trong vòng 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đóng thầu đạt tối thiểu:___sản phẩm. Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, năng lực sản xuất được xác định tương ứng với khối lượng, số lượng mà nhà thầu có thể cung cấp (không phải tương ứng với khối lượng mời thầu) theo hệ số “k”_____. |
Trong đó:
Chú thích (1) Nhà sản xuất được hiểu là doanh nghiệp/cơ sở sản xuất tự sản xuất ra hàng hóa hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa hoặc công ty con, công ty mẹ phụ trách việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm do công ty mẹ, công ty con khác trong Tập đoàn, Tổng công ty sản xuất.
Chú thích (10) Trường hợp gói thầu bao gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau thì tùy theo tính chất, quy mô gói thầu để Bên mời thầu đưa ra yêu cầu về công suất thiết kế của nhà máy, dây chuyền sản xuất hoặc sản lượng sản xuất cao nhất của 01 tháng trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đóng thầu trên cơ sở các loại hàng hoá chính của gói thầu (phải nêu rõ các hàng hóa chính) hoặc trên cơ sở tất cả các loại hàng hoá của gói thầu, tương ứng với yêu cầu về hạng mục chính hoặc tất cả hàng hóa của gói thầu đối với nhà thầu là nhà thương mại.
Công suất thiết kế của nhà máy, dây chuyền sản xuất hoặc sản lượng sản xuất cao nhất của 01 tháng trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đóng thầu bằng:
k x (Số lượng yêu cầu của gói thầu x 30/thời gian thực hiện gói thầu (tính theo ngày))
Thông thường k = 1,5; trường hợp mua sắm tập trung hoặc mua sắm hàng hóa có số lượng, khối lượng mời thầu lớn thì có thể quy định k = 1.
Ví dụ: Số lượng hàng hóa cần mua là 12.000 hộp sữa, thời gian thực hiện gói thầu là 20 ngày, hệ số k = 1,5 thì công suất thiết kế tối thiểu trong 01 tháng/sản lượng sản xuất sữa cao nhất của 01 tháng của nhà thầu là: 1,5 x (12.000 x 30/20) = 27.000 hộp sữa.
Trường hợp hàng hóa là sản phẩm do nhà thầu Việt Nam sản xuất trong nước (có thể đã bán ra thị trường hoặc chưa bán ra thị trường), nhà thầu phải chứng minh công suất thiết kế hoặc sản lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu.
Trường hợp nhà thầu vừa là sản xuất, vừa là nhà cung cấp (một số hàng hóa hoặc một phần khối lượng hàng hóa do nhà thầu chào trong E-HSDT là do nhà thầu sản xuất, một số hàng hóa khác hoặc một phần khối lượng hàng hóa do nhà thầu mua từ nhà sản xuất, cung cấp khác để cung cấp cho gói thầu) thì ngoài kê khai về năng lực sản xuất, nhà thầu còn phải kê khai về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự theo nội dung quy định tại Mục 4 Bảng số 01 Chương này. Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự (tương ứng với phần hàng hóa mà nhà thầu mua từ nhà sản xuất, cung cấp khác) và năng lực sản xuất của nhà thầu (tương ứng với phần hàng hóa mà nhà thầu tự sản xuất để cung cấp cho gói thầu).
Nhà thầu có thể sử dụng các tài liệu như hóa đơn bán hàng, số lượng hàng tồn kho… để chứng minh sản lượng đã sản xuất trong 01 tháng; sử dụng tài liệu chứng minh công suất thiết kế của nhà máy, dây chuyền sản xuất để chứng minh năng lực sản xuất.
Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, năng lực sản xuất được xác định theo công thức trên tương ứng với khối lượng, số lượng mà nhà thầu có thể cung cấp (không phải tương ứng với khối lượng mời thầu). Trong trường hợp này, chủ đầu tư cần nêu cụ thể hệ số “k”.
Lưu ý: Đối với tiêu chí năng lực sản xuất hàng hoá trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm áp dụng đối với nhà thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu:
- Nhà thầu độc lập: Phải thỏa mãn yêu cầu này
- Nhà thầu liên danh:
+ Tổng các thành viên liên danh: Phải thỏa mãn yêu cầu này
+ Từng thành viên liên danh: Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)
Hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ? (Hình từ Internet)
Nhà thầu sản xuất cần nộp tài liệu nào để chứng minh năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?
Để chứng minh năng lực sản xuất hàng hóa trong E HSMT mua sắm hàng hóa 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ nhà thầu sản xuất cần nộp Mẫu số 05B được quy định trong Mẫu số 4B ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
Tải về Mẫu số 05B Kê khai năng lực sản xuất hàng hóa (áp dụng đối với nhà thầu là nhà sản xuất)
Tải về Mẫu số 4B Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ
Quy định về định dạng của file đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Quy định về định dạng của file đính kèm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
(1) Tệp tin (file) đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải bảo đảm:
- Các file mở, đọc được bằng các phần mềm thông dụng như:
+ Các phần mềm đọc, soạn thảo văn bản MS Office hoặc Open Office; các phần mềm đọc file PDF;
+ Các phần mềm thiết kế thông dụng như AutoCad, Photoshop;
+ Phần mềm đọc file ảnh tích hợp sẵn trên Hệ điều hành Windows.
Các file sử dụng phông chữ thuộc bảng mã Unicode;
- Các file nén mở được bằng các phần mềm giải nén thông dụng như phần mềm giải nén ZIP tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows hoặc phần mềm giải nén Rar hoặc 7Zip.
Trường hợp sử dụng file nén, các file sau khi giải nén phải có định dạng quy định tại điểm a khoản này;
- Không bị nhiễm virus, không bị lỗi, hỏng và không thiết lập mật khẩu.
(2) Trường hợp file đính kèm trong hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT không đáp ứng quy định tại mục (1) hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì bên mời thầu phải đăng tải và phát hành lại toàn bộ hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT.
(3) Trường hợp file đính kèm trong E-HSDT, E-HSQT, E-HSDST không đáp ứng quy định tại mục (1) dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì các file này không được xem xét, đánh giá.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các văn bản về Đấu thầu hiện hành tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.