Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi người lao động nam nghỉ chế độ thai sản được pháp luật quy định như thế nào?

Công ty tôi có lao động nam muốn nghỉ hưởng chế độ thai sản sinh con, vợ anh này sinh đôi 2 cháu vào 25/5 nhưng đến 20/6 người lao động đó mới xin nghỉ chế độ thai sản thì có bị quá hạn thời gian nghỉ chế độ thai sản không? Hướng dẫn tôi điền mẫu 01B-HSB với ạ? Tôi nộp lên bảo hiểm xã hội thì hồ sơ bị trả về với lý do là ngày 20-21/6 rơi vào thứ 7, chủ nhật tôi cho người lao động nghỉ bù sang 2 hôm khác của tháng 7 thì không được chấp nhận 2 ngày đó thì có đúng không ạ? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của anh Công Sơn - Long Khánh.

Cơ quan bảo hiểm xã hội trả hồ sơ do quá hạn thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Theo đó, số ngày lao động nam nghỉ chế độ thai sản chỉ được tính trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Bởi vì ngày nghỉ chế độ thai sản của lao động nam chỉ tính ngày làm việc, mà người lao động đó theo quy định sẽ nghỉ 10 ngày làm việc. Nếu người lao động đó nghỉ thai sản vào 20/6 thì thời gian nghỉ thai sản của người đó sẽ là từ 20/6 đến 3/7 (chỉ tính ngày làm việc).

Tuy nhiên, 30 ngày kể từ ngày vợ sinh sẽ được tính từ 25/5 đến 24/6, nên lao động nam đó chỉ được hưởng thai sản đối với ngày 22, 23, 24/6, còn ngày 20 và 21/06 trùng ngày nghỉ hằng tuần nên sẽ không được giải quyết. Những ngày còn lại do vượt quá thời hạn 30 ngày nên không được chi trả chế độ thai sản.

Chế độ thai sản

Chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con được tính như thế nào?

Tiền chế độ thai sản của lao động nam: Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của lao động nam được tính theo công thức:

Mức hưởng = Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ

Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi người lao động nam nghỉ chế độ thai sản theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Mẫu số 01B-HSB Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:

Với chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con, bạn điền vào Phần VII của Mục B trong mẫu 01B-HSB như sau:

Cột A: Ghi số thứ tự.

Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định.

Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.

Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.

Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con.

Cột E: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần. Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.

Bên cạnh đó, trường hợp lao động nam đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì còn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Chế độ thai sản với lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con, bạn điền vào Phần VIII của Mục B trong mẫu 01B-HSB như sau:

Cột A, B, 1, 2, 3, 4, C, D: Ghi như hướng dẫn nêu trên.

Cột E: Ghi số con được sinh và mã số BHXH hoặc số thẻ BHYT của người mẹ hoặc của con.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
13,270 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào