Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Tiêu chuẩn của huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có cần bằng đại học trở lên không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ quy định như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn Huấn luyện viên và cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
...
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện viên:
- Tuổi: từ 18 - 25;
- Chiều cao: Nam 160cm trở lên, Nữ 155cm trở lên;
- Cân nặng: Nữ 45 kg trở lên, Nam 55kg trở lên;
- Trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Có đơn dự tuyển; Đơn cam kết công tác lâu dài;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lý lịch rõ ràng;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu thích súc vật.
Theo quy định của pháp luật tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện viên chó nghiệp vụ bao gồm những điều sau:
- Tuổi: từ 18 - 25;
- Chiều cao: Nam 160cm trở lên, Nữ 155cm trở lên;
- Cân nặng: Nữ 45 kg trở lên, Nam 55kg trở lên;
- Trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Có đơn dự tuyển; Đơn cam kết công tác lâu dài;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lý lịch rõ ràng;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu thích súc vật.
Như vậy, tiêu chuẩn của người huấn luyện chó không cần phải có bằng đại học trở lên mà chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là được.
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên không? (hình từ internet)
Khi chó nghiệp vụ chết thì người huấn luyện có được nhận chó nghiệp vụ khác không?
Căn cứ Điều 4 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ quy định như sau:
Quyền lợi được hưởng
- Người được giao làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp và những người phục vụ công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức người lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và các phụ cấp thu hút, ưu đãi nghề nghiệp của ngành Hải quan.
- Huấn luyện viên được đào tạo trang bị kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV và cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu quá trình học tập đạt yêu cầu. Được giao CNV để nuôi dưỡng quản lý, huấn luyện và sử dụng, trường hợp CNV bị chết hoặc bị thải loại huấn luyện viên được tham dự các khóa huấn luyện mới hoặc nhận chó thay thế.
- Trong thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ phụ cấp nghề độc hại nguy hiểm, phụ cấp phòng chống ma túy và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước. Thời gian trống chưa quản lý CNV thì đơn vị trưng dụng huấn luyện viên làm công tác kiểm soát phòng, chống ma túy.
- Được xét khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu hàng hóa, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của ngành Hải quan.
Theo quy định của pháp luật về quyền lợi được hưởng của người huấn luyện bao gồm những nội dung sau:
- Người được giao làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp và những người phục vụ công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được hưởng các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức người lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và các phụ cấp thu hút, ưu đãi nghề nghiệp của ngành Hải quan.
- Huấn luyện viên được đào tạo trang bị kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vu và cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu quá trình học tập đạt yêu cầu.
- Được giao chó nghiệp vụ để nuôi dưỡng quản lý, huấn luyện và sử dụng, trường hợp chó nghiệp vụ bị chết hoặc bị thải loại huấn luyện viên được tham dự các khóa huấn luyện mới hoặc nhận chó thay thế.
- Trong thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được hưởng các chế độ phụ cấp nghề độc hại nguy hiểm, phụ cấp phòng chống ma túy và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước.
- Thời gian trống chưa quản lý chó nghiệp vụ thì đơn vị trưng dụng huấn luyện viên làm công tác kiểm soát phòng, chống ma túy.
- Được xét khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu hàng hóa, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của ngành Hải quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi chó nghiệp vụ chết, hoặc bị thải loại huấn luyện viên sẽ được tham gia dự các khóa huấn luyện mới hoặc nhận chó thay thế.
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ quy định như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn Huấn luyện viên và cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
1. Huấn luyện viên CNV là người trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV, được đào tạo và tốt nghiệp các khóa huấn luyện sử dụng CNV tại Trung tâm Huấn luyện CNV thuộc ngành Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo huấn luyện CNV của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Huấn luyện viên chịu trách nhiệm trước tiên và chủ yếu về sức khỏe, năng lực và kết quả hoạt động của CNV.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì huấn luyện viên chó nghiệp vụ là người trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, được đào tạo và tốt nghiệp các khóa huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ tại Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ thuộc ngành Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo huấn luyện chó nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.