Hợp tác xã khi thay đổi những nội dung gì thì phải thông báo cho cơ quan nhà nước? Thời hạn thực hiện thông báo là bao lâu?

Cho tôi hỏi hợp tác xã khi thay đổi những nội dung gì thì phải thông báo cho cơ quan nhà nước biết vậy? Khi nào thì phải thực hiện đăng ký thay đổi, khi nào thì chỉ cần thông báo thay đổi? Thời hạn để hợp tác xã thực hiện thông báo thay đổi với cơ quan nhà nước là bao lâu? - Anh Minh Bảo (Kiên Giang).

Hợp tác xã khi thay đổi những nội dung gì thì phải thông báo cho cơ quan nhà nước?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã khi thay đổi một trong những nội dung sau đây sẽ phải thực hiện thông báo với cơ quan nhà nước:

- Thay đổi nội dung điều lệ;

- Thay đổi số lượng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

- Thay đổi địa điểm kinh doanh

Thời hạn thông báo: 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.

Còn đối với những thay đổi sau đây thì hợp tác xã phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký:

- Thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính;

- Thay đổi ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;

- Thay đổi vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật;

- Thay đổi tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hợp tác xã

Thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã (Hình từ Internet)

Hợp tác xã không thông báo cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thay đổi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về thông tin báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Vi phạm về thông tin báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động theo quy định;
b) Không gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhưng không gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, khi vi phạm thì hợp tác xã buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định.

Việc góp vốn vào hợp tác xã bị giới hạn như thế nào?

Theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp như sau:

Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...

Như vậy, khi thực hiện góp vốn vào hợp tác xã sẽ có một số giới hạn cụ thể như sau:

- Số lượng vốn góp: Vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thời hạn góp đủ vốn: không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
691 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào