Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình?
Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
(2) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
(3) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
(4) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.
Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình?
Trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 7 Điều 48 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.
Như vậy, theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình.
Nhà nước có những chính sách gì về phòng chống bạo lực gia đình?
Chính sách của Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
3. Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, các chính sách của Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
Ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(2) Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
Phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình;
Phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
(3) Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình;
Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình;
Có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
(5) Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.