Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Người cao tuổi theo quy định của pháp luật là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 về người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Như vậy, người cao tuổi theo quy định của pháp luật là người từ đủ 60 tuổi trở lên.
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? (Hình từ internet)
Nhà nước có những chính sách gì cho người cao tuổi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 về chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi như sau:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Người cao tuổi 2009 quy định hợp tác quốc tế về người cao tuổi như sau:
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi
1. Hợp tác quốc tế về người cao tuổi được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về người cao tuổi bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người cao tuổi;
b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người cao tuổi;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Theo đó, hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải được thực hiện trên nguyên tắc cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Ngoài ra, nội dung hợp tác quốc tế về người cao tuổi bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người cao tuổi;
- Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến người cao tuổi;
- Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
2. Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
3. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
4. Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
5. Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.
6. Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
7. Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi bao gồm:
- Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
- Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
- Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
- Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.
- Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
- Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.