Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Đi xe khách bị lạc mất hành lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?

Ngày 01/03/20222 tôi di chuyển từ Sài Gòn lên Đà Lạt bằng xe khách giường nằm. Trong lúc di chuyển xe khách gặp sự cố và phải sang một chiếc xe khác. Lúc đó hành lý của tôi để ở hầm xe và được chú lơ xe bảo rằng cứ sang xe còn hành lý chú và tài xế sẽ chuyển giúp. Tuy nhiên, lúc đến nơi thì tôi phát hiện hành lý của mình bị thiếu mất một balo quần áo. Lúc này tôi gọi nhà xe nhưng nhà xe bảo rằng đây là lỗi của tôi không quản lý tốt hành lý của mình nên họ không chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng việc xe gặp sự cố là lỗi của hãng xe và việc tôi mất hành lý là do nhân viên xe không cẩn thận nên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tôi, có đúng không?

Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì?

Căn cứ Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách như sau:

“Điều 522. Hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.”

Về hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định tại Điều 523 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 523. Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.”

Theo đó, hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hành khách mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách?

Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển được quy định tại Điều 524 Bộ luật Dân sự 2015Điều 525 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 524. Nghĩa vụ của bên vận chuyển
1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 525. Quyền của bên vận chuyển
1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.
2. Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:
a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
b) Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.”

Theo đó, bên vận chuyển hành khách có quyền:

(1) Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.

(2) Từ chối chuyên chở hành khách nếu:

- Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển, gây mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển.

- Tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình

- Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Đồng thời thực hiện các nghĩa vụ sau:

(1) Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

(2) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

(3) Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.

(4) Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

(5) Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận.

Về quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định tại Điều 526 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 527 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 526. Nghĩa vụ của hành khách
1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
3. Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 527. Quyền của hành khách
1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
4. Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.
5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.”

Theo đó, khi đi xe khách hay giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách thì hành khách có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên.

Đi xe khách bị lạc mất hành lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?

Theo Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hành khách như sau:

“Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.”

Trường hợp của bạn bị lạc mất hành lý trong lúc di chuyển từ Sài Gòn lên Đà Lạt, trường hợp này thuộc về nghĩa vụ của bên vận chuyển hành khách tại khoản 4 Điều 524 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, bạn có quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận theo khoản 3 Điều 527 Bộ luật Dân sự 2015. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý bị lạc mất sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm theo khoản 1 Điều 528 Bộ luật Dân sự 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,284 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào