Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng điều kiện gì?
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là gì?
Theo điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP) hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định như sau:
Các loại hợp đồng xây dựng
1. Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
...
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
...
Theo quy định hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng khảo sát xây dựng như sau:
Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Căn cứ trên quy định hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP);
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung của hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình bao gồm những thông tin sau:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
- Nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.