Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung nào nếu các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau bên nhận quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp nào? Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung nào nếu các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam? Câu hỏi của anh P.L.T đến từ Thái Bình.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung nào nếu các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Theo đó, trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Nội dung của quyền thương mại.

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Lưu ý số 1: theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Lưu ý số 2: theo quy định tại Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt.

Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.

Lưu ý số 3: về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP):

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Trong đó, theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:

Theo đó, bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền thương mại vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp nào?

Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền thương mại bên nhận quyền có phải ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của bên nhượng quyền hay không?

Căn cứ tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:

Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận quyền phải có nghĩa vụ ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

817 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào