Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không theo quy định hiện nay?

Tôi có câu hỏi là hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không theo quy định hiện nay? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Hải Phòng.

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không?

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2023/TT-BCT như sau:

Hình thức hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy (hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản) hoặc dữ liệu điện tử (đối với dữ liệu điện tử, Bên mua điện có thể tra cứu và tải về tại Cổng thông tin điện tử của Bên bán điện). Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.
2. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo quy định trên thì ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là tiếng Việt. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.

Như vậy, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có thể sử dụng tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận.

Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.

mua bán điện

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có được sử dụng tiếng nước ngoài không theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện là nhiều hộ sử dụng điện ký chung một hợp đồng như thế nào??

Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện là nhiều hộ sử dụng điện ký chung một hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BCT như sau:

Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
...
2. Trường hợp Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 hợp đồng thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung khác. Các hộ dùng chung phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP. Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.

Theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP như sau:

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 hợp đồng thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung khác.

Các hộ dùng chung phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.

Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.

Nếu bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện được xác định như thế nào?

Nếu bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BCT như sau:

Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
3. Trường hợp Bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện được xác định theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
4. Chủ thể ký hợp đồng của Bên bán điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của Đơn vị bán lẻ điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của Bên mua điện.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện được xác định theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

672 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào